Viêm Nha Chu Cấp: Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Viêm nha chu cấp không chỉ gây hại đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt cá nhân người bệnh. Cụ thể, bệnh lý này gây ra tình trạng đau nhức, chảy máu chân răng, hôi miệng, thậm chí là gây tụt nướu và mất răng ở người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần sớm đi thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Viêm nha chu cấp là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu
Nha chu là tổ chức xung quanh răng có chức năng bảo vệ và lưu giữ răng trong xương hàm. Một chiếc răng khỏe mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và phần nướu răng. Tuy nhiên, nếu các mô nha chu bị viêm nhiễm lâu ngày gọi là viêm nha cấp. Bệnh thường gây nhiễm trùng vùng mô mềm nghiêm trọng, làm tổn thương đến phần nướu và phá hủy xương chân răng.

Mặc dù khô gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Nhưng nếu tình trạng viêm nha chu cấp không được xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng trên người bệnh. Vì vậy đầu tiên bạn cần nắm rõ triệu chứng của bệnh để sớm phát hiện ra mình có đang bị mắc viêm cha chu cấp không qua một số dấu hiệu dưới đây:
- Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị viêm nha chu cấp là nướu bị sưng tấy, có màu đỏ sẫm và chỉ cần tác động nhẹ vào cũng có thể chảy máu.
- Răng ở vùng bị viêm cha chu sẽ lộ dài ra hơn so với các răng bên cạnh bởi do lợi bị tụt không bám chắc, làm lộ chân răng.
- Xung quanh răng có nhiều mảng bám cao răng, nếu càng để lâu không được làm sạch lớp cao răng tích tụ càng nhiều.
- Khi ăn nhai đồ ăn sẽ có cảm giác đâu buốt răng và hàm, nên người bệnh thường có xu hướng nhai ở bên không đau.
- Viêm nha chu cấp kéo dài sẽ khiến răng bị lung lay, chạm tay vào bạn sẽ cảm thấy răng như đang muốn rụng.
- Nướu bị sưng viêm phồng thành cục nhỏ, nghiêm trọng có thể bị mưng mủ vàng hoặc trắng đục. Khi này miệng người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Ngoài ra, một số trường hợp quan sát kỹ sẽ thấy khoảng cách rữa các răng cũng có thể rộng hơn và xuất hiện kẽ răng. Đồng thời, người bệnh bị viêm nha chu còn có thể bị rối loạn các khớp cắn, suy yếu chức năng ăn nhai của người bệnh.
Bệnh lý này có thể dễ nhận biết qua việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm thông qua các dấu hiệu đặc trưng sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Nguyên nhân khi bị viêm nha chu cấp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nha chu cấp, cả do chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh lý răng miệng nguy hiểm này:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng, trong đó có viêm nha chu cấp. Khi khoang miệng không được làm sạch sẽ khiến các mảng bám thức ăn tích tụ trên răng trong một thời gian, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công nướu gây viêm nướu. Viêm nướu bị nhiễm trùng biến chứng có thể gây ra tình trạng viêm nha chu cấp. Trường hợp này còn làm sưng mủ và gây tổn thương đến vùng nướu xung quanh răng.
- Do hút thuốc lá: Theo thống kê những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu cao hơn so với bình thường. Bởi chất nicotin trong thuốc lá làm lây lan viêm nhiễm nhanh chóng sang các vùng mô xung quanh răng. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu cấp.
- Thay đổi nội tiết tố: Bé gái trong độ tuổi dạy thì, tới chu kỳ kinh nguyệt hay phụ nữa đang mai thai thường xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết. Điều này sẽ làm sức đề kháng của cơ thể yếu đi và bệnh viêm nha chu dễ tái phát nghiêm trọng hơn.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân từng bị mắc bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,… cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh viêm nha chu cấp.

Ngoài ra, với những ai đang mắc các bệnh lý như: tiểu đường, ung thư,…. hệ miễn dịch đã giảm mạnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm cao, trong đó bao gồm viêm nha chu cấp.
Bệnh viêm nha chu có gây nguy hiểm không?
Khi đến giai đoạn viêm nha chu cấp tính, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng như xuất hiện những túi mủ sưng viêm. Nếu bạn bỏ qua và không điều trị nhanh chóng, tình trạng này có thể tác động rất xấu tới cuộc sống cá nhân. Đầu tiên, việc chảy máu chân răng hay hôi miệng khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm và gặp khó khăn trong giao tiếp.
Về lâu dài, nướu răng sẽ không thể bám vào chân răng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, hình thành các túi nha chu. Từ đó làm cho răng bị lung lay và có cảm giác đau nhức ở phần chân răng và dẫn tới tình trạng mất răng. Trường hợp viêm nha chu cấp bị rụng răng, đặc biệt là răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho khuôn hàm răng người bệnh.
Theo một nghiên cứu cho thấy những người bị viêm nha chu cấp có nguy cơ bị áp xe chân răng rất cao, làm chết tủy ngược dòng lây lan rộng. Hơn hết vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu cấp có thể xâm nhập vào máu của người bệnh thông qua mô nướu, dẫn đến ảnh hưởng đến bộ phận như tim, phổi. Từ đó gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh viêm xương khớp hoặc nghiêm trọng hơn là đột quỵ.
Chính vì vậy, việc điều trị bệnh nha chu cấp kịp thời và đúng cách là rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo răng của bạn được bảo tồn tối đa, mà còn giúp sức khỏe răng miệng của bạn luôn mạnh khỏe nhất.
Xem thêm: Bà bầu bị viêm nha chu điều trị như thế nào?
Mách bạn phương pháp điều trị bệnh viêm nha chu cấp
Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh viêm nha chu ở giai đoạn cấp tính đầu tiên, bạn nên đến bệnh viện uy tín được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành chụp X – Quang và các sinh thiết tại vị trí ảnh hưởng để xác định chính xác vùng nướu bị viêm nha chu.
Từ đó, tùy vào mức độ và tình trạng viêm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Chữa bệnh viêm nhiễm nha chu tại nha khoa
Việc trị bệnh viêm nhiễm nha chu cấp tính tại các cơ sở y tế nha khoa thường được thực hiện bởi các nha sĩ, các bác sĩ nha chu có kinh nghiệm. Mục tiêu của quá trình này là làm sạch triệt để các túi mủ quanh răng và ngăn ngừa tổn thương cho xương hàm.

Phương pháp trị viêm nha chu cấp không phẫu thuật
Nếu viêm nha chu vẫn đang trong giai đoạn có thể kiểm soát được, chưa phát triển nghiêm trọng bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp không phẫu thuật hạn chế gây xâm lấn như:
- Sử dụng thuốc kháng viêm: Các sản phẩm thuốc kháng sinh dùng tại chỗ hoặc dạng viên nén uống, được chỉ định trong trường hợp này có tác dụng kiểm soát nhiễm khuẩn. Các loại thuốc Tây y được dùng chữa viêm nha chu tại chỗ gồm: Nước súc miệng diệt khuẩn, gel bôi có chứa khác sinh, thuốc kháng sinh chứa minocycline, kháng sinh dạng đường uống.
- Cạo vôi răng: Bác sĩ sẽ tiến hanh loại bỏ phần cao răng, vi khuẩn gây viêm nhiễm khỏi bên dưới nướu và bề mặt răng. Quá trình này sẽ được thực hiện bởi các dụng cụ laser chuyên khoa hoặc các thiết bị sóng âm.
- Bào láng răng (Root planing): Thủ thuật không xâm lấn này được thực hiện nhằm ngăn chặn quá trình tích tụ cao răng và ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm. Bên cạnh đó con hỗ trợ chữa lành vết thương trên bề mặt răng.
Phương pháp điều trị viêm nha chu phẫu thuật
Trong tường hợp vùng nha chu cấp có dấu hiệu ngày càng tiến triển nghiêm trọng, các phương pháp điều trị cơ bản không còn tác dụng khắc phục. Lúc này bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật nha khoa để kiểm soát bệnh không lây lan sang các vị trí khác trên xương hàm. Các biện pháp chữa trị phẫu thuật gồm:
- Phẫu thuật giảm túi: Hay còn được gọi là phương pháp Flap surgery được tiến hành rạch các vết nhỏ dưới nướu răng. Làm lộ chân răng để bác sĩ thực hiện quá trình lấy vôi răng và bào láng gốc răng viêm nha chu cấp hiệu quả hơn.
- Ghép mô: Viêm nha chu đến giai đoạn cấp sẽ khiến cho phần lợi chân răng bị tụt đi lộ rõ chân răng. Do đó bác sĩ sẽ cần phải thay thế mô nướu mới để giữ vững và bảo vệ răng mạnh khỏe. Phẫu thuật ghép mô liên kết được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ mô thích ứng từ vòm miệng hoặc vùng da khác gắn vào vị trí bị mất nướu. Thực hiện xong người bệnh sẽ thấy tổn thương dần được phục hồi và chân răng không còn bị lộ như trước, tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.
- Ghép xương tái tạo mô: Phương pháp phẫu thuật trị viêm nha chu cấp này được thực hiện khi xương xung quanh chân răng đã bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng phục hồi. Bác sĩ sẽ lấy những mảnh xương nhỏ trên cơ thể người bệnh hoặc xương tổng hợp để tiến hành ghép xương răng. Ghép xương giúp cố định một phần răng, ngăn ngừa tình trạng rụng răng và tạo nền tảng cần thiết cho xương được tái tạo lại
Sau khi các phương pháp điều trị ở trên được thực hiện thành công, người bệnh vẫn cần quan sát theo dõi và duy trì chắm sóc răng miệng thật tốt. Giúp cho kết quả điều trị cao nhất và đảm bảo vùng nướu răng luôn được khỏe mạnh.
Ngăn ngừa triệu chứng bệnh viêm nha chu tại nhà
Mặc dù các mẹo chữa viêm nha chu cấp tại nhà không thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Những nó vẫn sẽ góp phần cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng bệnh nặng hơn. Để có một hàm răng khỏe mạnh và đẩy lùi hậu quả do viêm nha cấp tính gây ra, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Dùng Baking soda (bột nở)
Baking soda là chất có tác dụng trung hòa các axit trong khoang miệng hiệu quả, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại nướu răng. Để chữa bệnh viêm nha chu, bạnh chỉ cần trộn một ít baking soda vào kem đánh răng để chải răng như bình thường hằng ngày.

Thực hiện mẹo chữa tại nhà này tối hiểu 2 – 3 lần/ngày để loại bỏ máng bám, lam răng trắng sáng và bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Ăn quả việt quất
Nghe tưởng chừng rất vô lý nhưng theo nghiên cứu, trong quả việt quất có thành phần kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên. Nên nó được các bác sĩ khuyên người mắc các bệnh lý về răng miệng bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Để ngắn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nha chu, bạn nên ăn việt quất thường xuyên như một loại hoa quả thông thường. Sau một thời gian bạn sẽ thấy bệnh lý nha chu được thuyên giảm một cách nhanh chóng.
Uống trà gừng tươi
Từ lâu, gừng đã được sử dụng là một loại nguyên liệu tự nhiên an toàn có công dụng tuyết vời. Ngoài việc chữa các bệnh về đau bụng, giúp thanh lọc cơ thể, gừng còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm nha chu ở răng miệng hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần thái lát gừng tươi đem đi sắc thành trà uống đều đặn sau bữa ăn.
Lưu ý:
- Khi uống trà gừng nên uống từ từ, có thể ngậm trà trong miệng khoảng 3 – 5s rồi nuốt để tinh chất ngấm sâu qua vùng nướu tổn thương.
- Bạn không nên lạm dụng uống quá nhiều trà gừng trong ngày, bởi gừng dễ gây nóng trong cơ thể.
Đông y chữa viêm nha cấp
Sủ dụng các loại thảo dược thiên nhiên nên các bài thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Vì vậy có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ nhỏ hay phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú.
Bài thuốc tác động vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ hiệu quả các tác nhân gây ra tình trạng viêm nha cấp. Các dược liệu được sử dụng phổ biến.

Lưu ý:
- Đông y chữa bệnh nha chu cấp sẽ không đem lại kết quả tức thời, nên người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài để phát huy hết tác dụng của bài thuốc.
- Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có được lộ trình điều trị chính xác và an toàn nhất cho người bệnh.
- Khi điều trị người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định về thành phần và liều lượng của bác sĩ tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Ngăn ngừa bệnh viêm nha chu cấp
Nguyên nhân mắc các bệnh răng miệng nói chung và viêm nha chu nói riêng thường do cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh viêm nha chu cấp phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống bạn cần chú ý:
Vệ sinh răng miệng tốt.
Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày rất đơn giản nhưng nhiều người bệnh thường không thực hiện nó thật tốt.
- Bạn nên đánh răng trong hai phút tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dạy và tối trước khi đi ngủ.
- Khi đánh răng nên đánh răng nhẹ nhàng từ trái qua phải theo chiều từ trên xuống để bảo vệ nướu răng tốt nhất.
- Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng sẽ làm sạch các vụn thức và vi khuẩn vẫn còn mắc trong kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng được nha sĩ khuyên dùng hoặc nước muối sinh lý giúp nướu chắc khỏe hơn.
Khám răng đinh kỳ
Việc thăm khám răng định kỳ sẽ giúp người bệnh không chỉ ngăn ngừa được các triệu chứng viêm nha chu mà còn phát hiện sớm các tình trạng răng miệng khác. Do đó bạn nên:
- Gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng miệng và lấy cao răng/mảng bám 2 lần/năm.
- Khi nhận thấy những dấu hiệu mới khởi phát của bệnh viêm nha chu như: chảy máu nướu, đau lợi, sưng nướu,… bạn cần tới cơ sở nha khoa uy tín thăm khám sớm để xử lý kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng khoa học
Viêm nha chu nên ăn gì? Bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý như sau:
- Bổ sung các loại rau củ quả tươi có chứa vitamin và khoáng chất. Bởi những thực phẩm này sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về răng miệng.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn có lượng đường cao như: Bánh kẹo ngọt, socola,… Bên cạnh đó các đồ ăn quá cứng, dẻo cũng dễ gây tổn thương nướu răng
- Các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ cũng cần bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày, bởi chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
Viêm nha chu cấp gây biến chứng nguy hiểm đến răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể của người nói chung. Do đó để phòng ngừa và trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần kết hợp giữa việc điều trị chuyên sâu với thói quen sinh hoạt lành mạnh của bản thân.
Bài viết liên quan:
- Viêm lợi hôi miệng có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả
- Điểm danh 6 loại thuốc trị viêm nha chu hiệu quả nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!