Viêm lợi nổi hạch có thể xuất phát từ viêm nướu răng, sưng nướu và tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. Tình trạng là biểu hiện của viêm nướu răng, có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến viêm nhiễm hoặc hoại tử xương hàm. Việc điều trị tình trạng này cần tập trung vào việc chữa trị nguyên nhân gốc như viêm nướu và sưng nướu.

Tình trạng viêm lợi nổi hạch là gì?

Viêm lợi kèm theo nổi hạch là tình trạng không hiếm gặp. Xét một cách toàn diện thì tất cả bộ phận trong khoang miệng sẽ có sự liên kết với tai, mũi, họng. Cho nên, khi có bệnh lý về răng miệng xảy ra, ở một số nơi quanh hàm, cổ, chân răng hoặc lợi sẽ nổi hạch.

Viêm lợi kèm theo nổi hạch là tình trạng thường xảy ra
Viêm lợi kèm theo nổi hạch là tình trạng thường xảy ra

Thông thường, viêm lợi sẽ xuất hiện đơn lẻ kéo theo cảm giác đau nhức khó chịu. Đến khi được áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, điều trị thì tình trạng này sẽ hết, cảm giác đau cũng không còn. Cũng có nhiều trường hợp tình trạng viêm lợi nặng dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội thì thường sẽ có thể kèm theo hiện tượng nổi hạch. Cả hai triệu chứng này cùng phát triển ở một thời điểm.

Tuy nhiên, dấu hiệu viêm lợi nổi hạch này hết sức bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Quan trọng nhất là sớm tìm ra biện pháp khắc chế để giảm đau nhức, khó chịu và tránh biến chứng về sau.

Vì sao có hiện tượng viêm lợi nổi hạch?

Theo các chuyên gia về răng hàm mặt, viêm lợi là hiện tượng các tổ chức mô mềm ở xung quanh răng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trên răng xuất hiện mảng bám tích tụ lâu ngày.

Những vụn thức ăn không được loại bỏ sạch sau khi ăn sẽ tích tụ. Lâu dần sẽ trở thành cao răng, tạo thành mảng bám cứng, dày ở trên răng rất khó làm sạch. Sau mộ thời gian, nếu cao răng không được lấy ra, làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó, chúng sẽ sản sinh ra độc tố dẫn tới viêm lợi và nướu.

Hạch là tổ chức tế bào Lympho có tác dụng sản sinh kháng thể và tế bào bạch cầu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Cho nên, nổi hạch là phản ứng tự nhiên để có thể chống lại các loại vi khuẩn tấn công. Cho nên, khi xuất hiện hạch ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể thì bạn cũng cần hết sức cẩn thận. Vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo vùng xung quanh hạch đang bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm nặng.

Nhìn chung, viêm lợi nổi hạch là dấu hiệu cảnh báo chứng viêm nướu đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, bạn cần có những biện pháp can thiệp để giảm đau nhức và ngăn ngừa biến chứng.

Bị viêm lợi dẫn tới nổi hạch có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, nổi hạch chỉ là phản ứng nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm thì hiện tượng viêm lợi nổi hạch cũng có thể dẫn đến nhiều tác hại. Nó có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn sau:

Nếu không điều trị sớm bệnh có thể gây đau đớn hoặc biến chứng nguy hiểm
Nếu không điều trị sớm bệnh có thể gây đau đớn hoặc biến chứng nguy hiểm

  • Viêm nhiễm xương hàm: Tình trạng viêm nhiễm nặng có thể lây lan sang những tổ chức dưới răng. Từ đó, chúng khiến mô mềm bị phá hủy, khiến xương hàm bị viêm nhiễm.
  • Mất răng hoàn toàn: Khi lợi bị viêm vi khuẩn sẽ tấn công vào chân răng làm phá vỡ các liên kết giữa nướu, lợi và chân răng. Từ đó, chúng tạo ra khoảng cách ở vị trí này khiến lợi không còn bám chắc vào chân răng. Lúc này, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập, tấn công chân răng, làm hỏng cấu trúc của răng khiến răng lung lay, rụng và mất răng hoàn toàn.
  • Có thể gây hoại tử: Tình trạng viêm nhiễm dài ngày không có biện pháp can thiệp sẽ khiến vi khuẩn tiếp tục lây lan sang vùng lân cận gây nhiễm trùng. Rất có thể chúng sẽ hình thành ổ áp xe, gây hoại tử mô nướu và chân răng.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân: Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng nếu tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nặng. Sau đó chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ hay tim mạch. Ngoài ra, viêm lợi nổi hạch kéo dài có thể làm tăng đường huyết khiến người bệnh tiểu đường càng trở nên khó kiểm soát  hơn.

Viêm lợi nổi hạch điều trị thế nào?

Đau lợi, nổi hạch là triệu chứng của nhiều bệnh về răng miệng khác nhau. Nếu có biện pháp điều trị sớm thì nó sẽ không gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng và mức độ của bệnh mà bạn có thể áp dụng những biện pháp khắc chế sao cho phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến khi bị viêm lợi, nổi hạch.

Tùy từng mức độ của bệnh mà chúng ta sẽ có các cách điều trị khác nhau
Tùy từng mức độ của bệnh mà chúng ta sẽ có các cách điều trị khác nhau

Phương pháp điều trị tại nhà

Với những người bị viêm lợi ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà. Súc miệng nước muối, dùng mật ong hay trà gừng là cách được nhiều người áp dụng. Cụ thể: 

  • Súc miệng bằng nước muối: Muối là hợp chất có công dụng sát khuẩn cao, giúp bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn phát triển. Sử dụng muối súc miệng sẽ giúp giảm tổn thương ở mô nướu, đồng thời giảm đau và sát trùng tốt. Vì thế, khi bị viêm lợi nổi hạch bạn có thể áp dụng cách dùng nước muối súc miệng để giảm đau nhức. Pha một muỗng muối với một cốc nước ấm và dùng để súc miệng ngày 2 - 3 lần.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm sưng rất tốt. Cho nên, đây cũng là một mẹo giúp giảm tình trạng viêm lợi rất hiệu quả được nhiều người áp dụng. Để chữa viêm lợi nổi hạch bằng cách này, bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ mật ong bôi lên vùng lợi bị sưng. Để nguyên đó khoảng 10 phút rồi súc miệng với nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 2 lần trong vài ngày sẽ có hiệu quả.
  • Uống nước trà gừng: Trong gừng có chứa hoạt chất Zingerone, Gingerol  tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng tốt. Nếu bị viêm lợi nổi hạch, bạn chỉ cần lấy trà gừng uống mỗi ngày sẽ có tác dụng.

Chữa viêm lợi và nổi hạch ở nha khoa

Trường hợp viêm lợi nổi hạch ở mức độ nghiêm trọng, áp dụng những biện pháp tại nhà không khỏi thì bạn cần đến nha khoa. Khi đó, các nha sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp giúp giảm đau sưng hiệu quả.

  • Lấy sạch cao răng: Nếu tình trạng viêm lợi không quá nghiêm trọng thì biện pháp nha sĩ nghĩ đến đầu tiên sẽ là lấy cao răng. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm để loại bỏ các mảng bám trên răng. Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại nhằm giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.
  • Biện pháp ghép vạt lợi điều trị xương hàm: Những trường hợp viêm nhiễm nặng hơn gây biến chứng viêm nha chu thì bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định biện pháp ghép vạt lợi để tiêu sưng. Nếu vi khuẩn đã tấn công vào xương hàm, bác sĩ sẽ dùng cách điều trị xương hàm để ngăn chặn tổn thương lây lan.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Ngoài các biện pháp trên thì dùng thuốc kháng sinh cũng là cách điều trị viêm lợi nổi hạch được áp dụng thường xuyên. Các loại thuốc kháng sinh giúp loại bỏ viêm nhiễm, ức chế vi khuẩn phát triển đồng thời giảm đau nhức nhanh chóng.

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm lợi và nổi hạch?

Ngoài các cách điều trị thì chúng ta cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh để hạn chế nguy cơ bị viêm sưng lợi. Theo đó, muốn ngăn ngừa viêm lợi nổi hạch, chúng ta cần lưu ý một số cách sau:

Cần tìm cách phòng tránh để ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh phát triển nặng 
Cần tìm cách phòng tránh để ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh phát triển nặng

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày. Nên dùng bàn chải mềm và chỉ nha khoa để không làm sưng lợi.
  • Dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa, loại bỏ nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ (3 - 4 tháng/lần) vì bàn chải là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn mà chúng ta không nhìn thấy. Nếu dùng bàn chải quá lâu không thay sẽ gây tác dụng ngược.
  • Khám nha khoa định kỳ để bác sĩ sớm phát hiện những bất thường và có cách khắc phục hiệu quả.

Có thể thấy, viêm lợi nổi hạch gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống, công việc và sức khỏe. Cho nên, khi có dấu hiệu đau răng, viêm răng cần tìm cách điều trị sớm để không gây những biến chứng không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309