Người Bị Bệnh Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không?

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
  • 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System

Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Thực tế, nếu bị viêm lợi, bạn không cần kiêm khem thịt gà bởi chúng không gây ảnh hưởng đến tình trạng [1]. Với người bị viêm lợi, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các vitamin và chất khoáng thiết yếu cho cơ thể [2]. Đồng thời, chăm sóc răng miệng đúng cách để tình trạng mau chóng hồi phục [3].

Người bệnh viêm lợi có ăn được thịt gà không? 

Viêm lợi là tình trạng mảng bám tồn tại lâu ngày trên bề mặt răng gây kích ứng, hở chân răng làm sưng đau, viêm nhiễm vùng mô mềm ở nướu lợi. Người bị viêm lợi sẽ cảm thấy nướu xuất hiện các cơn đau nhức vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Nếu không có phương pháp khắc phục kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng chảy máu chân răng, áp xe răng và thậm chí là rụng răng. Chính vì vậy, người bệnh cần phải quan tâm chăm sóc răng miệng thật cẩn thận.

Theo nha sĩ, bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng sẽ có mặt lợi – hại nhất định với cơ thể của con người nếu sử dụng chúng với liều lượng quá lớn. Thịt gà là món ăn chứa nhiều chất đạm và cung cấp protein cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Vì vậy khi bị viêm lợi người bệnh hoàn toàn có thể ăn thịt gà mà không cần kiêng khem. 

Viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Viêm lợi có ăn được thịt gà không?

Tuy nhiên, do thịt gà là loại thực phẩm thịt dai và có tính bám dính cao nên khi ăn dễ bị dắt trong kẽ răng gây đau đớn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, mảng bám sẽ hình thành trên bề mặt răng gây đau nhức sâu răng, viêm nướu ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nhưng cũng không vì vậy mà bạn loại bỏ món ăn dinh dưỡng này ra khỏi thực đơn. Điều đó sẽ khiến cơ thể thiếu hụt khoáng chất quan trọng nuôi dưỡng cơ thể, trong đó có vitamin K. Người viêm lợi bị thiếu vitamin K sẽ cảm thấy mệt mỏi, tế bào nướu phục hồi lâu hơn và dễ xảy ra tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng.

Nhìn chung, những thành phần dưỡng chất có trong thịt gà không gây ra tình trạng lợi sưng viên mà chỉ là yếu tố tác động tự nhiên có thể khắc phục được. Chính vì vậy, người bệnh viêm lợi chỉ cần đảm ăn thịt gà với mức đọ vừa đủ, nhai kỹ và chú ý đến việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn thịt gà đảm bảo sạch sẽ không gây đau và gây sưng tấy. Đây cũng chính là những nguyên tắc cần nhớ khi ăn những thực phẩm dai, cứng để chủ động phòng tránh bệnh lý răng miệng xảy ra những biến chứng về sau. 

Chế độ ăn uống cho người bị viêm lợi

Một chế độ ăn uống khoa học có tác động rất lớn đến quá trình chữa trị và phục hồi nướu răng bị viêm nhiễm. Có những thực phẩm hỗ trợ tái tạo giúp tình trạng viêm lợi được cải thiện nhanh chóng. Nhưng cũng có đồ ăn, nước uống là tác nhân khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị hơn rất nhiều. 

Vì vậy, người bị viêm lợi khi điều trị bệnh nên bổ sung những dưỡng chất có lợi cho răng miệng và  ăn uống lành mạnh.Một số lưu ý cần nhớ trong thực đơn dinh dưỡng dành cho bệnh nhân viêm lợi. 

Bổ sung các vitamin quan trọng

Có thể bạn chưa viết nhưng vitamin là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa các loại bệnh tật.Khi cơ thể thiếu các vitamin cần thiết sẽ dễ dàng mắc các bệnh lý răng miệng, viêm lợi là đặc trưng nhất. Vậy nên người bệnh hãy bổ sung những loại vitamin dưới đây.

Vitamin A

Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng giúp hình thành các mô liên két khỏe mạnh của xương mềm có trong nướu răng. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn duy trì lượng nước bọt trong khoang miệng, ngăn ngừa tình trạng miệng bị khô và có mùi hôi khó chịu. 

Một số thực phẩm giàu vitamin A chính là các loại rau củ quả lá xanh, quả xoài, củ cà rốt, dầu cá.

Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Vitamin A là chất cần thiết bổ sung cho người bị viêm lợi
Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Vitamin A là chất cần thiết bổ sung cho người bị viêm lợi

Vitamin C

Bổ dung đầy đủ vitamin C giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và chống lại sự tấn công của vi khuẩn viêm nướu phát triển trong khoang miệng. Nếu bạn để cơ thể bị thiếu vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ nướu răng bị niễm khuẩn và chảy máu chân răng. 

Bạn có thể bổ sung Vitamin C qua các loại trái cây tươi như: ổi, cam, quýt, ớt đỏ, dưa hấu.

Xem thêm: Viêm nướu răng: Nguyên nhân – triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Vitamin D

Trong các vitamin hỗ trợ điều trị chứng viêm lợi thì Vitamin D là dưỡng chất hỗ trợ sản xuất và hấp thụ canxi tự nhiên, giúp xương hàm răng và lợi luôn chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin D còn làm giảm nguy có viêm lợi và bảo vệ nướu răng tốt hơn.

Bạn có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng việc ăn nhiều thực phẩm như sữa, đậu nành, trứng và cá.

Vitamin D là dưỡng chất giúp răng chắc khỏe
Vitamin D là dưỡng chất giúp răng chắc khỏe

Vitamin K

Mặc dù là loại dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển và củng cố xương, nướu răng khỏe mạnh nhưng vitamin K lại rất ít khi được mọi người chú ý bổ sung. Cơ thể khi thiếu hụt vitamin K sẽ dễ xảy ra tình trạng đông máu và chảy máu chân răng. Do đó, hãy thêm ngay chúng vào thực đơn hàng ngày. 

Đậu nành, đậu xanh, rau xanh và các loại cá được coi là những nguồn cung cấp vitamin K dồi dào nhất mà bạn nên bổ sung cho cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm lợi

Người bị bệnh viêm lợi nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm có lợi cho nướu dưới đây:

Omega- 3s 

Đây là nhóm thực phẩm giúp người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại sự tấn công gây viêm nhiễm của vi khuẩn. Nhờ đó tình trạng viêm lợi cũng sớm được đẩy lùi nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ Omega- 3s. Bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng này bằng việc ăn nhiều các thực phẩm sau: thịt bò, cá hồi

Thực phẩm giàu axit lactic

Axit lactic là thực phẩm không thể thiếu của người bị mắc các bệnh lý răng miệng. Nhóm thực phẩm này gồm có: sữa chua, sữa bò tươi, bánh mì… Ăn với lượng vừa đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi. 

Bông cải xanh (súp lơ)

Một loại rau đã quá quen thuộc với người đân Việt, súp lơ là nguồn dinh dưỡng thực vật chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa rất cao. Vì thế, người bệnh viêm lợi ăn nhiều súp lơ sẽ giúp bệnh viêm lợi sớm được đẩy lùi.

Ngoài ra, loại rau này còn có nhiều các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe người bệnh. Do đó, súp lơ là thực phẩm không thể bỏ qua khi bạn đang mắc các bẹnh lý về răng miệng.

Trà xanh

Trong trà xanh chứa nguồn catechins rất dồi dào, đây là thành phần có tác dụng chống tại nguyên nhân gây viêm lợi kèm hôi miệng hiệu quả. Theo đánh giá chuyên khoa, uống nước trà xanh mỗi này sẽ giúp chúng ta hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Uống nước trà xanh giúp loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng
Uống nước trà xanh giúp loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng

Mật ong

Với khả năng kháng khuẩn, khử trùng rất tốt nên người bệnh uống nước mậ ong pha chanh vào mỗi sáng sẽ giúp cải thiện tình trang sưng đau lợi nhanh chóng. 

Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không? Những thực phẩm không nên ăn khi bị viêm lợi

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh viêm lợi cũng cần lưu ý tránh ăn những món ăn có thể khiến bệnh chuyển biến xấu hơn. Cụ thể như sau.

Đồ ăn nhiều tinh bột và đường

Tinh bột và đường là những thực phẩm không tốt cho răng miệng. Bởi chúng dễ gây mảng bám trong khoang miệng và khiến quá trình lên men răng diễn ra nhanh hơn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng, viêm nướu phát triển mạnh mẽ. 

Khi gặp bác vấn đề về răng miệng, đặc biệt là viêm lợi bạn nên tránh xa nhưng đồ ăn như: Bánh ngọt, kẹo ngọt, bánh mì, socola,…

Rượu bia

Rượu bia hay thuốc lá đều là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe tổng thể của con người. Nồng độ cồn cao trong rượu và chất nicotin có trong thuốc lá có thể làm suy giảm hệ mễn dịch của người bệnh viêm nướu. Thậm chí còn làm ảnh hưởng nặng nề đến thần kinh, gây mệt mỏi stress kéo dài.

Các chất kích thích có thể khiến triệu chứng bệnh viêm lợi nặng hơn
Các chất kích thích có thể khiến triệu chứng bệnh viêm lợi nặng hơn

Thực phẩm cay nóng 

Thực phẩm quá cay, nóng dễ khiến cho men răng dễ bị tổn thương, giảm khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Bệnh cũng vì vậy ngày càng trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. 

Bên cạnh đó những đồ ăn quá lạnh như: kem, nước đá, đá bào,.. cũng cần hạn chế ăn trong quá trình chữa chứng viêm lợi. 

Thực phẩm nhiều axit

Những món ăn, đồ uống có vị chua và nhiều axit sẽ làm cho vết viêm lợi bị đau nhức và lan rộng hơn. Vì vậy, người bệnh cần chú ý ăn chúng sau khi bệnh viêm lợi đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Chăm sóc răng miệng cho người bị viêm lợi đúng cách

Để điều trị dứt điểm bệnh viêm nướu răng, cách tốt nhất là bạn hãy đến thăm khám ở nha khoa. Bác sĩ sẽ dựa theo mức độ nặng nhẹ của bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, bạn cũng nên tự chăm sóc răng miệng tại nhà để ngăn ngừa triệu chứng bệnh nặng hơn bằng những cách sau:

  • Chải răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch mảng bám thức ăn. Nên sử dụng bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương lợi. 
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước trà xanh giúp loại bỏ hoàn toàn  những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên. Trẻ dưới 6 tuổi ba mẹ nên theo dõi quá trình chải răng của con. 
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày tránh tình trạng khô miệng.
  • Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm nướu như: nướu chuyển màu đỏ sẫm, đau nhức nướu, chảy máu chân răng,… hãy tới gặp nha sĩ để được thăm khám kịp thời. 

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi: Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh viêm lợi cũng cần chăm sóc sinh răng miệng thật tốt để ngăn ngừa vi khuẩn làm tổn thương đến răng và các mô mềm gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm về lâu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309