Tưa Lưỡi Ở Trẻ Nhỏ – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện, chính vì thế quá trình chăm sóc cần thật sự cẩn thận. Hiện tượng tưa lưỡi là bệnh lý liên quan đến khoang miệng thường mắc ở trẻ. Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này sẽ được cung cấp chi tiết và đầy đủ trong bài viết dưới đây. 

Tưa lưỡi là gì và dấu hiệu nhận biết căn bệnh

Có lẽ không phải ai cũng có hiểu biết về bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, dưới đây là những thông tin lý giải về căn bệnh này.

Bệnh tưa lưỡi là gì?

Bệnh tưa lưỡi còn được gọi là tưa miệng là một bệnh lý liên quan tới khoang miệng. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự tấn công và hoạt động của nấm Candida Albicans.

Tưa lưỡi là bệnh lý liên quan tới khoang miệng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ
Tưa lưỡi là bệnh lý liên quan tới khoang miệng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ

Bệnh lý thường xảy ra ở đối tượng là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Hiện tượng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của trẻ. Chính vì thế khi phát hiện thấy các dấu hiệu đầu tiên cần đưa con trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến nấm lan ra vòm họng, viêm mạc lưỡi của trẻ. 

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị tưa lưỡi

Có một số dấu hiệu giúp nhận biết hiện tượng tưa lưỡi trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên nắm chắc để có thể nhanh chóng xác định bé có đang bị nấm miệng hay không.

Chấm trắng xuất hiện ở đầu lưỡi chính là dấu hiệu hàng đầu nhận biết căn bệnh
Chấm trắng xuất hiện ở đầu lưỡi chính là dấu hiệu hàng đầu nhận biết căn bệnh
  • Xuất hiện chấm trắng ở đầu lưỡi của trẻ: Đây là triệu chứng dễ dàng nhận biết và phổ biến nhất của căn bệnh này. Các chấm trắng có kích thước nhỏ dạng hình tròn. Càng về sau sẽ càng phát triển, sau thời gian mặt trên của lưới có thể xuất hiện một lớp trắng xóa tạo thành mảng. 
  • Trẻ nhỏ quấy khóc: Trẻ có thể ăn uống kém hơn, bỏ bú thường xuyên và quấy khóc. Lý do là bởi lớp màng trắng trên bề mặt lưỡi khiến trẻ bị đau, mất vị giác và khó nuốt.

Nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng các mảng trắng khi trẻ nhỏ bị tưa lưỡi với cặn sữa đọng. Điều này dẫn tới tâm lý chủ quan, không tìm hiểu và điều trị cho bé sớm khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng. 

Vì thế, khi thấy xuất hiện các đốm trắng trong khoang miệng của trẻ, hãy cố gắng phần biệt chúng với cặn sữa thông thường bằng so sánh sau. Cặn sữa thông thường có chấm kích thước nhỏ, dễ trôi theo nước và dễ bong. Tuy nhiên mảng trắng do bệnh lý tưa lưỡi khó bong và gây đau khiến trẻ quấy khóc rất nhiều. 

Nguyên nhân gây chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Hiện tượng tưa lưỡi trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của bé. Vì thế rất nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con mình mắc bệnh. Xác định nguyên nhân gây bệnh là bước đầu tiên trong quá trình điều trị căn bệnh.

Vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách là một trong những nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ nhỏ
Vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách là một trong những nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ nhỏ
  • Do lây từ mẹ: Nguồn lây từ mẹ là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh. Khi người mẹ bị bệnh, trẻ bú mẹ sẽ khiến nấm lây truyền sang con. Do đó cần đặc biệt lưu ý vấn để này để có thể hạn chế nguy cơ tưa lưỡi cho bé.
  • Chăm sóc và vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách: Trẻ nhỏ thường không thể tự chăm sóc và vệ sinh cá nhân. Vì thế cha mẹ cần chủ động chăm sóc con, đặc biệt là trong việc vệ sinh răng miệng. Lý do là bởi một trong những nguyên nhân gây bệnh là do việc vệ sinh khoang miệng chưa đảm bảo sau khi trẻ được bú hoặc ăn dặm.
  • Sử dụng thực phẩm không phù hợp: Một số trẻ nhỏ mắc bệnh do sử dụng các loại đồ ăn không phù hợp, quá cứng hoặc quá khô. Trẻ nhỏ ở giai đoạn ăn dặm cần được chọn lựa và sử dụng các loại đồ ăn phù hợp. 
  • Do sự tấn công của nấm và vi khuẩn: Một trong số những nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do sự tấn công của nấm hoặc virus. Khi bị bệnh do nguyên nhân này, bên cạnh các dấu hiệu thông thường, cha mẹ còn có thể phát hiện thêm một số vết loét trong miệng, sốt cao kèm theo hơi thở có mùi.

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị sớm, bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ có thể chuyển biến nghiêm trọng. Virus hoặc nấm gây bệnh sẽ xâm nhập và tấn công các cơ quan khác nhau trong cơ thể của bé. Đặc biệt là ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ cần phải được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ cần phải được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bé

Khi tình vi khuẩn lây lan tới hệ hô hấp như cổ họng, khí quản thực quản, có thể khiến trẻ nhỏ mắc các bệnh như: Viêm phế quản, viêm phổi, nấm phổi,… Virus tấn công vào hệ tiêu hóa thông qua dạ dày khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy, mất nước,…

Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên chủ quan khi thấy những dấu hiệu bất thường đặc biệt là tình trạng mảng bám màu trắng ở lưỡi của trẻ. Hãy đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Xem thêm: Top 5 loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ

Biện pháp điều trị tưa lưỡi ở trẻ hiệu quả

Khi mắc bệnh, các lớp màng trắng bám trên bề mặt lưỡi rất chặt nên ba mẹ khó có thể loại bỏ chúng bằng các phương pháp thông thường. Việc cạo hoặc cậy có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do trẻ nhỏ có nguy cơ chảy máu hoặc viêm nhiễm.

Chính vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về căn bệnh, tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra bất kỳ giải pháp điều trị nào. Dưới đây là các phương pháp trị bệnh hiệu quả đã được áp dụng. 

Biện pháp trị tưa lưỡi hiệu quả tại nhà

Trị tưa lưỡi cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian đã được nhiều mẹ áp dụng và cho thấy tính hiệu quả cao, nhất là với các trường hợp mới mắc bệnh. Phương pháp được áp dụng tại nhà, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn do ít tác dụng phụ. 

Chữa bệnh tưa lưỡi màu trắng ở trẻ bằng nước muối

Đây là phương pháp thông dụng, dễ dàng, được nhiều mẹ áp dụng trong quá trình trị bệnh cho con trẻ. Mẹ có thể tự pha muối hạt với nước để tạo thành dung dịch hoặc mua nước muối sinh lý để rơ vệ sinh lưỡi cho trẻ hàng ngày. 

Cách thực hiện khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.

Trị tưa lưỡi ở trẻ bằng rau ngót

Rau ngót là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, rau được trồng phổ biến ở nhiều miền quê thuộc đồng bằng bắc bộ. Ít ai biết rau ngót cũng là một trong những dược liệu có thể trị chứng tưa lưỡi hiệu quả. 

Rau ngót là thực phẩm quen thuộc dễ dàng tìm mua
Rau ngót là thực phẩm quen thuộc, dễ dàng tìm mua

Chuẩn bị: Cần chuẩn bị 1 nắm lá rau ngót và một chút muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rau ngót đem bỏ cọng và đem lá đi rửa sạch. Muối hạt hòa với lượng nước vừa đủ để tạo thành nước muối loãng.
  • Cho rau vào nước muối đã pha và đem đun sôi.
  • Sau khi nước nguội, vớt lá rau ngót ra và lọc lấy nước cốt. 
  • Sử dụng nước cốt rau ngót thu được để rơ lưỡi trẻ mỗi ngày vào buổi sáng và tối.

Lưu ý: Bài thuốc từ trị tưa lưỡi ở trẻ em bằng rau ngót cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng với trẻ nhỏ từ 5 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân được lý giải là do thành phần của rau ngót có thể gây kích thích đường ruột, đi ngoài thậm chí là ngộ độc.

Trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao – Đừng bỏ qua bài thuốc từ lá trà xanh

Thành phần có trong lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Chính vì thế dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc, đặc biệt là trị tưa lưỡi cho trẻ nhỏ. 

Thành phần có trong trà xanh có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả
Thành phần có trong trà xanh có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả

Chuẩn bị: Người thực hiện cần chọn mua khoảng 1 vài nắm lá trà xanh không quá già hoặc quá non. 

Cách thực hiện:

  • Lá trà đem đi rửa thật sạch, tốt nhất nên ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho lá vào đun sôi kỹ với nước, khi sôi cho thêm một vài hạt muối. 
  • Sau khi sôi kỹ để nước nguội hẳn thì lấy để rơ lưỡi cho bé.
  • Thực hiện bài thuốc liên tục trong khoảng 1 tuần để cải thiện tình trạng của trẻ. 

Lưu ý: Tinh chất có trong lá trà rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tuy vậy bài thuốc này chỉ nên thực hiện với các bé trên 6 tháng tuổi. 

Trị tưa lưỡi mọc dài ở trẻ bằng lá hẹ

Hẹ là loài cây có phần lá thon dài và hương vị được nhiều người mô tả là sự pha trộn giữa tỏi và hành tây. Lá hẹ được sử dụng trong nhiều bài thuốc trong đó có phương thuốc trị bệnh nấm ở lưỡi của trẻ nhỏ.

Lá hẹ được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian
Lá hẹ được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian

Chuẩn bị: Lựa chọn khoảng 1 nắm lá hẹ thân cao, lá xanh.

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ đem đi rửa thật sạch, sau đó đập dập và cho vào nước sôi khuẩy thật đều.
  • Lọc lấy nước lá hẹ và dùng để rơ lưỡi cho trẻ nhỏ 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối. 

Trị bệnh bằng bài thuốc Đông y

Thuốc Đông y có tác dụng hiệu quả, rất an toàn bởi thành phần chủ yếu là dược liệu tự nhiên. Chính vì thế có một số dược liệu đã được tập hợp để trở thành phương thuốc trị tưa lưỡi hiệu quả ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số phương thuốc Đông y thường dùng trong các bài thuốc trị chứng nấm lưỡi ở trẻ:

  • Cam thảo: Vị thuốc hiệu quả trong điều trị viêm loét, giải độc và làm lành vết thương.
  • Bạch chỉ: Dược liệu có tác dụng trị viêm mủ, diệt khuẩn, trừ phong tà.
  • Trần bì: Sử dụng nhằm kháng khuẩn, chống loét và tiêu viêm.
  • Tế tân: Dược liệu rất hiệu quả trong việc sát khuẩn, giảm sưng, giảm đau và làm mát vết thương. 
  • Thanh đại: Vị thuốc hiệu quả trong việc trị vết viêm, loét, u nhot và tưa lưỡi.
Thuốc Đông y có tính an toàn cao nên rất phù hợp để sử dụng với trẻ nhỏ
Thuốc Đông y có tính an toàn cao nên rất phù hợp để sử dụng với trẻ nhỏ

Các dược liệu kể trên sẽ được thầy thuốc cân nhắc định lượng và áp dụng với từng trường hợp cụ thể. Cách sử dụng thường là tán bột và sử dụng thuốc để rơ lưỡi cho trẻ. 

Điều trị bằng biện pháp Tây y

Khi trẻ nhỏ xuất hiện dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất.

Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn mẹ cách vệ sinh lưỡi cho bé khi mắc bệnh. Bên cạnh đó một số trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc nhằm ngăn cản sự phát triển của nấm và vi khuẩn.

Khi trẻ bị tưa lưỡi nên đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám
Khi trẻ bị tưa lưỡi nên đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám

Lưu ý là sau khi dùng thuốc cần sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng để vệ sinh hàng ngày, tránh bệnh tái phát.

Sai lầm trong điều trị tưa lưỡi ở trẻ

Đối tượng bị tưa đầu lưỡi đa phần là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy việc điều trị phải hết sức thận trọng. Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh có thể gây ra nhiều sai lầm trong quá trình điều trị, cụ thể như sau: 

  • Sử dụng gạc thô ráp gây tổn thương niêm mạc lưỡi: Niêm mạc lưỡi của trẻ khá nhạy cảm, vì thế nếu sử dụng các loại gạc làm từ vải xô, thô ráp có thể gây đau cho trẻ. Thậm chí niêm mạc lưỡi sẽ bị tổn thương nếu mẹ mạnh tay hoặc sử dụng các loại gạc này thường xuyên. 
  • Sử dụng dung dịch rơ lưỡi cho trẻ không đảm bảo: Toàn bộ các dược liệu làm dung dịch rơ lưỡi cho bé như rau ngót, lá hẹ đều phải đảm bảo độ an toàn. Nếu các loại thảo dược nói trên còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy hãy đảm bảo các dược liệu sử dụng luôn sạch 100%.
  • Tự ý sử dụng thuốc và không được chỉ dẫn của bác sĩ: Lạm dụng kháng sinh khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm và không có khả năng chống đỡ các căn bệnh khác. Do vậy khi điều trị tưa lưỡi trắng ở trẻ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 

Các biện pháp phòng bệnh cần thực hiện

Viêm tưa lưỡi hoàn toàn có thể phòng tránh nếu như ba mẹ am hiểu về căn bệnh. Dưới đây là những biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa:

Mẹ bầu bị nấm khi mang thai nên tới bệnh viện để thăm khám, tránh ảnh hưởng tới trẻ
Mẹ bầu bị nấm khi mang thai nên tới bệnh viện để thăm khám, tránh ảnh hưởng tới trẻ
  • Thực hiện việc vệ sinh khoang miệng của trẻ thường xuyên đặc biệt là sau khi ăn, sau khi bú mẹ.
  • Trẻ cần sử dụng khăn mặt và khăn tắm riêng để tránh lây lan bệnh từ người khác. Bên cạnh đó đồ chơi, đồ dùng của bé nên làm sạch bằng nước nóng thường xuyên để loại bỏ bào tử nấm.
  • Cha mẹ thường xuyên vệ sinh khoang miệng của bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước ấm mỗi ngày. 
  • Trẻ nhỏ khi mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, hệ miễn dịch cần phải được điều trị sớm nhất để nâng cao sức đề kháng.
  • Người mẹ cần vệ sinh kỹ vú trước và sau khi cho trẻ bú để hạn chế tối đa sự lây vi khuẩn nấm.
  • Người mẹ khi mang thai nếu phát hiện nhiễm nấm âm đạo nên gặp bác sĩ để nghe tư vấn và có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả. Điều này hạn chế tối đa việc lây nhiễm nấm cho trẻ trong quá trình sinh thường.
  • Trong quá trình nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ, nếu phát hiện nấm ở núm vú, người mẹ cần đi khám và điều trị sớm nhất có thể để tránh lây lan sang con. 
  • Hạn chế việc hôn má hoặc để người lạ hôn má trẻ để tránh lây nhiễm nấm. 

Tưa lưỡi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Căn bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống và chế độ dinh dưỡng. Cha mẹ cần quan sát để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu của bệnh, từ đó có phương án điều trị hiệu quả và an toàn cho bé. 

Hữu ích với bạn: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.

Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho bé
Rơ Lưỡi Bằng Mật Ong Cho Trẻ Có Tốt Không Và Khi Nào Nên Dùng?

Rơ lưỡi bằng mật ong là mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi với công dụng làm sạch miệng cho trẻ nhỏ. Nhưng nhiều...

Hình ảnh viêm lợi ỏ trẻ em
Viêm lợi ở trẻ em có nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến trong số các bệnh lý về răng miệng. Viêm lợi, nướu không chỉ ảnh...

Tình trạng viêm lợi gây cảm giác đau nhức, khó chịu, khó ăn uống
Bị Viêm Lợi Nên Ăn Gì? Lời Khuyên Dinh Dưỡng Cho Người Bị Viêm Lợi

Bị viêm lợi nên ăn gì, kiêng ăn gì là băn khoăn của bất cứ ai đang gặp vấn đề răng miệng này. Bởi khi...

Sún răng cửa thường xảy ra phổ biến ở trẻ 1 – 3 tuổi
Sún Răng Cửa: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Khắc Phục Triệt Để

Sún răng cửa rất dễ gặp ở trẻ em, đặc biệt là bé đang trong giai đoạn mọc răng sữa. Bệnh lý này tuy không...


Hệ thống cơ sở
VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH

LK 56, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - NewGate Tân Phú - Cơ sở TPHCM : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

ViDental - NewGate Quận 1 : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

ViDental – Yteeth : Lô 13, khu đấu giá Tân Triều, Thanh Trì, Hà Đông, Hà Nội

ViDental - LK 56 Thành phố Giao lưu : LK 56, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

ViDental - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo