Trồng Răng Cửa Có Đau Không – Bác Sĩ Tư Vấn Cụ Thể
Chiếc răng cửa bị sứt mẻ hay gãy rụng khiến nhiều người gặp trở ngại trong giao tiếp và ăn uống. Thế nhưng vì lo sợ trồng răng cửa sẽ gây đau nhức nên nhiều bạn vẫn e ngại với việc phục hình. Vậy thực tế trồng răng cửa có đau không, hãy theo dõi bài viết sau đây để biết được câu trả lời của các bác sĩ.
Trồng răng cửa có đau không? Bác sĩ nha khoa tư vấn
Trồng răng cửa có đau không là vấn đề mà rất nhiều người băn khoăn, lo lắng. Bởi bất cứ một tác động nhỏ nào trên răng củng đủ để ta cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Theo các bác sĩ, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự đau nhức khi trồng răng cửa. Cụ thể như:
- Cơ địa của mỗi người
- Phương pháp thực hiện trồng răng
- Công nghệ giảm đau
- Kỹ thuật trồng răng của bác sĩ
Trong đó, phương pháp trồng răng sứ là nhân tố quan trọng hơn cả, chúng sẽ quyết định tới việc trồng răng cửa có đau không. Có những phương pháp khiến bạn cảm thấy đau nhức sau khi phẫu thuật, nhưng cũng có phương pháp thì không.
Dưới đây là mức độ đau đớn của từng phương pháp trồng răng cửa mà bạn có thể tham khảo:
Đối với phương pháp trồng răng cửa Implant
Đây là phương pháp đặt trụ Implant bằng titanium vào trong xương hàm nhằm thay thế chân răng cửa đã mất. Sau đó, bác sĩ sẽ cấy răng sứ lên trên chân răng nhân tạo đó.
Cấy ghép Implant là kỹ thuật khôi phục răng đã mất hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Trụ Implant có công dụng ngăn ngừa xương hàm răng cửa đã mất không bị tiêu đi. Hơn thế nữa, với việc sử dụng công nghệ tân tiến, quá trình cắm trụ Implant vào xương hàm diễn ra rất nhanh chóng, nhẹ nhàng mà không cần tách nướu. Vì vậy, hạn chế tối đa cảm giác đau nhức cho người bệnh.
Trước khi cắm trụ Implant, bác sĩ sẽ gây tê phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Do đó, bạn hoàn toàn không cảm thấy đau đớn trong quá trình bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể sẽ cảm thấy một chút đau nhức. Lúc này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để hỗ trợ giảm đau cho bạn.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi trồng răng cửa có đau không với kỹ thuật cấy ghép Implant là có. Song, cơn đau này chỉ kéo dài trong 2 – 3 ngày đầu và sẽ giảm dần theo thời gian.
Trồng răng cửa có đau không với kỹ thuật cầu răng sứ?
Để khôi phục răng cửa đã mất, bạn đọc cũng có thể lựa chọn phương pháp cầu răng sứ. Đây là kỹ thuật nha khoa đã có từ lâu nhưng vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay. Bởi chi phí thực hiện khá phải chăng, quy trình đơn giản, không cần trải qua nhiều bước.
Để trồng răng cửa bằng cầu răng sứ, người bệnh sẽ cần mài 2 răng kế cận làm trụ đỡ cho cầu răng. Việc rồng răng cửa có đau không sẽ phụ thuộc nhiều vào thao tác mài cùi này bác sĩ. Nếu bác sĩ mài răng quá mức có thể dẫn tới tình trạng đau nhức và ê buốt kéo dài.
Do vậy, xét về lâu dài, đây không phải là phương pháp trồng răng được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện. Bởi việc mài mòn 2 chiếc răng để làm trụ đỡ có thể làm giảm độ chắc chắn cũng như chức năng của chúng. Thêm vào đó, phương pháp này cũng không tránh được hiện tượng tiêu xương hàm.
Trồng răng cửa tháo lắp có gây đau đớn?
Phương pháp trồng răng cửa bằng hàm tháo lắp được xem là kỹ thuật ít gây đau đớn nhất. Bởi hàm giả tháo lắp chỉ cần đặt nền hàm giả lên nướu của người bệnh. Phương pháp này không cần phải phẫu thuật hay tác động đến những chiếc răng kế cận.
Bạn nên biết:
Hơn nữa, quá trình làm răng cửa tháo lắp diễn ra khá nhanh chóng. Người bệnh không cần phải phẫu thuật hay mài răng. Do vậy, răng cửa tháo lắp không hề gây đau đớn cho khách hàng. Tuy nhiên, kỹ thuật nha khoa này không chắc chắn và không mang lại công dụng ăn nhai tốt như 2 phương pháp trên.
Trong những ngày đầu, người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu do chưa quen với việc mang hàm giả. Nhưng cảm giác này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, sau vài ngày là hết.
Những phương pháp giúp giảm đau sau khi trồng răng cửa
Sau khi thực hiện trồng răng cửa, nếu bạn cảm thấy đau nhức thì có thể tham khảo một vài phương pháp giảm đau dưới đây:
- Bạn đọc có thể chườm đá lạnh bên ngoài vùng má trồng răng khi thấy đau nhức. Đá lạnh sẽ giúp cho các mạch máu co lại và gây tê tạm thời ở vị trí răng cửa mới. Nhờ vậy, chúng giúp người bệnh giảm đau rất tốt.
- Những người mới trồng răng cửa cần uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc giảm đau hoặc lạm dụng quá đà. Bởi một số loại thuốc có chứa thành phần aspirin dẫn tới chảy máu kéo dài. Từ đó ảnh hưởng xấu đến kết quả phục hình răng cửa.
- Người bệnh cần chú ý áp dụng chế độ ăn uống điều độ hợp lý khi mới trồng răng. Tránh sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ có chất kích kích… Tăng cường ăn những thực phẩm mềm lỏng để giảm đau nhức cho răng. Đồng thời bổ sung các loại canxi, vitamin từ hoa quả, sữa chua… tốt cho sức khỏe răng miệng.
- Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn để giảm cảm giác đau nhức, ê buốt.
- Không dùng tay hoặc bất cứ vật dụng nào động chạm vào vị trí vừa trồng răng. Bởi nó có thể gây nhiễm trùng khiến bạn bị đau nhức kéo dài.
- Chăm sóc răng miệng khoa học, thường xuyên để tăng tốc độ lành thương, giảm đau nhức. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể với trường hợp của mình.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho vấn đề trồng răng cửa có đau không. Tùy theo từng phương pháp trồng răng mà mức độ đau nhức của người bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những cơn đau này, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ tay nghề giỏi để đảm bảo độ an toàn lẫn tính thẩm mỹ cho răng miệng.
Đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!