bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Răng móm là vấn đề nha khoa khá phổ biến, không chỉ gây khó khăn cho việc ăn uống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ răng miệng, làm mất tự tin khi giao tiếp. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục hiệu quả, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu răng móm là gì?

Răng móm hay còn được gọi là tình trạng khớp cắn ngược, là một dạng sai khớp cắn và sai lệch tương quan hai hàm. Với một khớp cắn bình thường, răng hàm trên sẽ nằm ngoài và có độ phủ nhất định với răng hàm dưới. Còn khi bị móm, răng hàm dưới sẽ đưa ra trước so với răng hàm trên, kéo theo đó là môi dưới bị nhô ra ngoài nhiều hơn so với môi trên.

Hơn nữa vào lúc này, răng trước hai hàm không cắn được với nhau gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin khi giao tiếp, cũng như kéo theo nhiều tác động xấu khác đến quá trình ăn nhai và sức khỏe răng miệng.

Hiện nay có 3 trường hợp răng bị móm chính là:

  • Móm do răng: Xương hàm phát triển bình thường nhưng răng hàm trên lại bất thường, mọc quặp vào trong, còn răng hàm dưới lại mọc chìa ra ngoài.
  • Móm do xương hàm: Răng mọc đúng vị trí nhưng xương hàm dưới lại phát triển của mức, hoặc xương hàm trên quá ngắn, thụt vào bên trong.
  • Móm do cả răng và xương hàm: Cả răng và xương hàm trong trường hợp này đều không phát triển phát thường.

Răng móm hay còn được gọi là tình trạng khớp cắn ngược
Răng móm hay còn được gọi là tình trạng khớp cắn ngược

Những nguyên nhân phổ biến gây móm răng

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt nhận định, tình trạng móm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là yếu tố di truyền, việc mất răng và thói quen xấu. Cụ thể:

Yếu tố di truyền

Theo các số liệu thống kê thực tế, khoảng 90% người bị móm là do yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là nếu trong gia đình bố mẹ, ông bà hoặc người có chung huyết thống bị khớp cắn ngược bẩm sinh thì nguy cơ cao bạn cũng có thể gặp phải tình trạng trên.

Những người bị móm di truyền sẽ có đoạn gen ức chế hàm trên kém phát triển hoặc khiến cho hàm dưới quá phát. Từ đó làm mất đi sự tương quan giữa hai hàm, gây móm răng.

Mất răng gây ra móm

Mất răng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược. Thông thường, sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Thời gian mất răng mà không được trồng lại răng mới càng lâu, tỷ lệ tiêu xương hàm càng lớn. Trung bình trong 1 năm đầu tiên, xương hàm bị tiêu khoảng 25% ở vị trí mất răng, sau khoảng 3 năm khoảng 45 - 60% xương hàm sẽ bị tiêu biến.

Tình trạng tiêu xương hàm sau khi mất răng sẽ làm cho nướu bị tụt, các răng xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể làm gương mặt bị ngắn lại, cằm nhô về phía trước và dẫn đến móm. Đây cũng chính là lý do các bác sĩ Răng Hàm Mặt khuyến cáo, ngay sau khi mất răng bạn nên trồng răng mới thay thế càng sớm càng tốt.

Thói quen xấu

Một số thói quen xấu như ngậm ti giả, đặt lưỡi không đúng vị trí, mút tay, chống cằm, chống tay, chỉ ăn nhai một bên,... kéo dài lâu ngày đều có thể gây nên hiện tượng móm. Bởi việc duy trì các thói quen trên mỗi ngày sẽ tác động trực tiếp đến hướng mọc của răng. Thậm chí, chúng còn kìm hãm và kích thích hàm phát triển, cũng như khiến khớp cắn hai hàm bị sai lệch.

Thói quen xấu chống cằm có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng
Thói quen xấu chống cằm có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng

Cách khắc phục tình trạng răng móm hiệu quả

Bị móm răng phải làm gì hay cách khắc phục răng móm như thế nào,... đang là mối bận tâm của rất nhiều người khi không may gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia Răng Hàm Mặt, việc tốt nhất các bạn cần làm lúc này là tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và xin tư vấn điều trị.

Tùy vào tình trạng móm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất dành cho bạn. Trong đó phổ biến nhất là các phương pháp như bọc răng sứ, niềng răng, phẫu thuật hàm,... Cụ thể:

Bọc răng sứ cho răng móm nhẹ

Phương pháp bọc răng sứ được chỉ định trong trường hợp răng bị móm rất nhẹ với khớp cắn ngược hoặc cắn đối đỉnh một vài chiếc răng đơn lẻ. Kỹ thuật phục hình răng thẩm mỹ này mang lại hiệu quả cải thiện thẩm mỹ tốt và có thời gian thực hiện nhanh, thông thường chỉ mất vài ngày là hoàn tất. Hơn nữa, thời gian sử dụng lâu dài, khoảng trên 10 năm và không gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên, để thực hiện bọc sứ, bác sĩ cần mài mô men răng để bọc mão sứ bên ngoài. Điều này sẽ gây ra một chút khó chịu, ê buốt trong quá trình thực hiện, nhưng giúp đem lại độ cắn phủ hợp lý của hàm trên với hàm dưới.

Phương pháp bọc răng sứ được chỉ định trong trường hợp răng bị móm rất nhẹ
Phương pháp bọc răng sứ được chỉ định trong trường hợp răng bị móm rất nhẹ

Niềng răng - chỉnh nha

Trong trường hợp móm do răng, phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả nhất chính là niềng răng - chỉnh nha. Cụ thể phương pháp này áp dụng cho người gặp phải tình trạng hàm dưới chìa ra phía trước so với hàm trên, tuy nhiên không vượt quá 4mm. Khi quan sát bên ngoài rất khó để phát hiện ra, chỉ cảm thấy phần cằm dưới hơi lồi ra một chút, chỉ khi bạn cười nhẹ hoặc nói chuyện thì chúng ta mới có thể thấy rõ phần răng móm.

Niềng răng sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung phù hợp tạo ra lực kéo lên răng nhằm mục đích giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Nhờ đó kỹ thuật này có thể giúp cải thiện hiệu quả khuyết điểm răng móm, tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, hàm răng và giúp cân đối khớp cắn.

Trung bình thời gian để hoàn thành một ca niềng răng - chỉnh nha mất khoảng từ 1 - 3 năm. Tuy nhiên đây chỉ là con số trung bình, mang tính chất tương đối, không áp dụng được cho mọi trường hợp. Bởi trên thực tế, thời gian thực hiện nắn chỉnh răng móm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như phương pháo bạn lựa chọn, mức độ móm cụ thể, hay tay nghề của bác sĩ,...

Hiện nay có 2 phương pháp niềng cơ bản đang được áp dụng là chỉnh nha mắc cài và niềng răng trong suốt. Trong đó, kỹ thuật chỉnh nha trong suốt mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao hơn trong suốt thời gian niềng, tuy nhiên chi phí lại khá đắt đỏ, lên đến hàng trăm triệu đồng. Còn niềng răng truyền thống giúp rút ngắn thời gian thực hiện, hiệu quả cao hơn và bảng giá các loại mắc cài không quá cao, trung bình từ 25 - 60 triệu đồng.

Phẫu thuật hàm móm

Bọc răng sứ và niềng răng chỉ phát huy tác dụng với trường hợp bị móm do răng. Còn với các ca móm hàm bắt buộc cần thực hiện cắt xương hàm thì mới có thể khắc phục triệt để được. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, kỹ thuật này chỉ áp dụng cho bệnh nhân trên 18 tuổi có xương hàm ổn định.

Phương pháp cắt xương hàm sẽ giúp đưa hàm dưới lùi vào, đồng thời đẩy hàm trên ra để tạo sự cân xứng của hai hàm với nhau. Phương pháp này được đánh giá là một nhóm phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề ổn định, chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Chính vì vậy, người bệnh cần lựa chọn cơ sở thực hiện là phòng khám hoặc bệnh viện uy tín, có chất lượng tốt.

Ngoài ra, trong trường hợp móm do cả răng và xương hàm, các bạn cần tiến hành phẫu thuật trước. Sau đó khi vết thương lành, xương hàm đã ổn định sẽ thực hiện niềng răng để kéo răng về đúng vị trí, tạo ra khớp cắn chuẩn.

Được quan tâm nhiều

Giải đáp thắc mắc liên quan đến răng móm

Ngoài nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng răng bị móm, liên quan đến đến tình trạng này khách hàng còn đưa ra các thắc mắc khác như:

Làm sao để nhận biết được răng móm hay hàm móm?

Rất nhiều người chưa biết làm sao phân biệt được việc mình bị móm là do răng hay do xương hàm. Trong khi đó, điều này rất quan trọng để định hướng phương pháp điều trị đúng, khắc phục nhanh chóng khuyết điểm.

Khi bị móm bạn sẽ thấy tương quan hàm trên ở phía bên trong hàm dưới, trong khi đó với những người bình thường răng hàm dưới phải ở trong so với hàm trên mới tính là đạt chuẩn. Đặc điểm này thông thường có thể nhận biết bằng mắt thường, tuy nhiên để xác định chính xác răng bị móm do xương hàm hay do răng, người bệnh vẫn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ nha khoa kiểm tra và thăm khám kỹ lưỡng.

Khi bị móm bạn sẽ thấy tương quan hàm trên ở phía bên trong hàm dưới
Khi bị móm bạn sẽ thấy tương quan hàm trên ở phía bên trong hàm dưới

Biểu hiện cụ thể của tình trạng răng móm và hàm móm có thể nhận biết như sau:

  • Triệu chứng móm do răng: Răng hàm trên mọc lùi vào phía trong, còn răng hàm dưới lại mọc chìa ra bên ngoài. Với mắt thường bạn cũng có thể quan sát được đặc điểm này, tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất về tỷ lệ sai lệch thì bắt buộc cần có sự đo đạc và kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Triệu chứng móm do xương hàm: Cụ thể là xương hàm trên ngắn hơn so với xương hàm dưới, đây là dạng móm khác phức tạp và khó điều chỉnh. Để chẩn đoán tình trạng một cách chính xác, cũng như có những thông số đo đạc sai lệch chuẩn, người bệnh cần được chụp X quang toàn hàm.

Răng móm có gây ảnh hưởng hay nguy hiểm gì không?

Móm là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ toàn hàm mặt và khả năng phát âm của người bệnh. Không chỉ thế, móm răng còn dẫn đến ngủ ngáy, rối loạn thái dương hàm, cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.

Cụ thể:

  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ 

Khớp cắn ngược khiến cho các đường nét trên khuôn mặt mất đi sự cân đối, hài hòa. Đồng thời, khi răng cửa hàm dưới bao phủ lên hàm trên thì khi cười răng hàm trên cũng ít lộ ra ngoài hơn, thậm chí làm nụ cười của bạn kém duyên. Điều này làm gương mặt trông kém tươi tắn và già dặn hơn so với những người cùng trang lứa.

Chính vì vậy, răng móm cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mặc cảm, không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh. Từ đó đánh mất cơ hội để tạo dựng mối quan hệ, phát triển trong cuộc sống và công việc.

  • Tăng tỷ lệ sâu răng

Khi khớp cắn giữa hai hàm không cân đối, bị sai lệch chắc chắn sẽ gây khó khăn lớn cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, tăng nguy cơ mòn men răng. Bên cạnh đó, các bạn cũng dễ gặp phải các bệnh lý răng miệng, điển hình như sâu răng.

Trong trường hợp sâu răng không được xử lý nhanh chóng hoặc tái phát nhiều lần, vi khuẩn có khả năng lây lan sang các bộ phận khác trong khoang miệng. Từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe như áp xe răng, viêm tủy, nhiễm trùng khớp, mất răng vĩnh viễn,...

  • Rối loạn thái dương hàm

Tình trạng răng móm nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến rối loạn thái dương hàm. Đây là hiện tượng bộ phận kết nối giữa xương hàm và hộp sọ hoạt động không đúng cách. Đồng thời khi bị móm, áp lực đè lên khớp sẽ nặng hơn và làm bạn phải đối mặt với những cơn đau nhức dai dẳng.

Bên cạnh đó, các hoạt động ăn nhai, hay ngáp khi nói chuyện cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí nhiều trường hợp nếu như chứng rối loạn diễn biến nặng, bạn thậm chí còn gặp phải tình trạng khó mở miệng, phát ra những tiếng lạo xạo khi thực hiện những hoạt động liên quan đến khớp thái dương.

  • Ảnh hưởng tới phát âm

Vị trí lưỡi và răng là 2 bộ phận quan trọng hàng đầu quyết định đến giọng nói và cách phát âm. Chính vì vậy không chỉ riêng răng móm, tất cả các trường hợp có sai lệch về khớp cắn đều tác động đến khả năng phát âm.

Trong trường hợp nặng, bạn có thể bị nói ngọng, phát âm khó nghe, không tròn vành rõ chữ. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt thường ngày.

  • Gây ngủ ngáy và thở bằng miệng

Tỷ lệ ngủ ngáy ở người bị móm thường cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt, khi ngủ lưỡi của người bị khớp cắn ngược cần thu lại do diện tích hàm hẹp. Điều này dẫn đến tắc nghẽn, ảnh hưởng quá trình hô hấp và khiến người có hàm răng móm dễ ngủ ngáy và phải thở bằng miệng.

Xem thêm

Bị móm răng cần lưu ý điều gì?

Trong quá trình điều trị tình trạng răng móm, các bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng phía dưới đây:

Lưu ý chăm sóc răng miệng kỹ càng khi bị móm răng
Lưu ý chăm sóc răng miệng kỹ càng khi bị móm răng

  • Người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra và đánh giá mức độ móm răng. Truong trường hợp nặng nên can thiệp điều trị ngay theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn nguy cơ sâu răng, loạn thái dương hàm, ngủ ngáy,...
  • Trong quá trình điều trị móm răng, các bạn tốt nhất nên ưu tiên sử dụng các loại thức ăn mềm như súp, cháo, đồ hầm, đồ luộc,...
  • Người bệnh chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng mỗi ngày 2 - 3 lần vào sau bữa ăn và trước khi ngủ dậy. Đồng thời kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để loại bỏ triệt để mảng bám, vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa bệnh lý răng miệng.
  • Các bạn cần loại bỏ hoàn toàn các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng như dùng răng cắn vật cứng, ăn nhai thức ăn cứng thường xuyên, đẩy lưỡi,... Đặc biệt nếu bị nghiến răng, bạn nên xin tư vấn của bác sĩ để đeo máng chống nghiến, tránh để kéo dài lâu ngày gây mòn răng và nhiều vấn đề khác.

Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng răng móm. Nhìn chúng, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt mà còn tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, các bạn nên điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt và để làm được điều đó cần tìm một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng như ViDental.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309