bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Răng khểnh được coi là nét đẹp riêng, duyên dáng mà nhiều người Á Đông ao ước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng lại gây ra khá nhiều phiền toái cho người sở hữu. Vậy thực tế cấu tạo và chức năng của chiếc răng này như thế nào, có nên giữ lại không?... Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những vấn đề này trong bài viết phía dưới đây.

Răng khểnh là răng số mấy trên cung hàm?

Hàm răng của người trưởng thành khi mọc đầy đủ sẽ có 32 răng, chia thành các nhóm răng là răng cửa, răng nanh, răng hàm lớn, cùng răng hàm nhỏ. Thực tế, răng khểnh chính là răng nanh mọc lệch trên cung hàm.

Thông thường răng nanh mọc song song theo phương thẳng đứng, tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng có xu hướng mọc chếch lên và nhô ra phía trước cung hàm. Với những chiếc răng như vậy sẽ được gọi với tên là răng khểnh - răng ở vị trí số 3 trên cung hàm.

Răng khểnh tạo ra nét duyên ngầm, nhưng cũng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng
Răng khểnh tạo ra nét duyên ngầm, nhưng cũng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng

Mặc dù có thể đem đến nét duyên ngầm, tuy nhiên nếu sai lệch quá nhiều và không đúng vị trí, chúng sẽ là nguyên nhân dẫn đến thay đổi khớp cắn và gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Trong trường hợp này, tốt nhất các bạn nên áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.

Răng khểnh xuất hiện do những nguyên nhân nào?

Nhiều người thắc mắc tại sao lại mọc răng khểnh? Được biết chiếc răng này được tạo nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả tự nhiên và nhân tạo. Một số lý do điển hình có thể kể đến bao gồm di truyền từ bố mẹ, thói quen xấu lúc nhỏ, hay nhiều trường hợp là can thiện của bác sĩ nha khoa nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ,...

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất hiện những chiếc răng khểnh. Theo nghiên cứu, những yếu tố trên gương mặt, trong đó có răng miệng thường được di truyền lại cho thế hệ sau. Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp bố mẹ có răng khểnh thì con cũng sở hữu những chiếc răng khểnh. Tuy nhiên việc sở hữu những chiếc răng khểnh do di truyền đẹp hay xấu còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Răng mọc chen lấn: Giai đoạn từ 10 - 12 tuổi, các răng sữa sẽ lần lượt được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Trong trường hợp răng sữa chưa kịp rụng mà răng mới đã mọc sẽ dẫn đến tình trạng chen lấn, làm lệch hướng răng nanh. Hoặc một số trường hợp là răng vĩnh viễn có kích thước to nhỏ khác nhau, vì vậy cung hàm không có đủ chỗ dẫn đến răng nanh mọc trồi ra ngoài, tạo nên răng khểnh.
  • Thói quen xấu lúc nhỏ: Khi còn bé, các bé thường không ý thức được hành động của mình có thể vô tình làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Cụ thể một số thói quen xấu có thể làm răng mọc không đúng hướng và tạo nên răng khểnh như nghiến răng, dùng lưỡi đẩy răng, lấy tay đè vào răng khi răng đang mọc,...
  • Do nhu cầu thẩm mỹ: Nhiều người phương Đông cho rằng người sở hữu chiếc răng khểnh không chỉm tạo ra nét duyên thu hút người đối diện, mà còn dễ gặp những may mắn về tình duyên lẫn sự nghiệp. Chính vì vậy, nhiều người tìm đến các cơ sở để trồng răng khểnh, thậm chí còn trở thành trào lưu được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình niềng răng không chỉ giúp cải thiện độ chính xác mà còn nâng cao độ hiệu quả vượt trội. Một minh chứng rõ ràng về điều này là việc áp dụng công nghệ niềng Vi – Smile GẤP 3 HIỆU QUẢ tại Nha khoa ViDental. Công […]

Cấu tạo của chiếc răng khểnh

Răng khểnh có cấu tạo tương tự như những chiếc răng khác trên cung hàm với các bộ phận chính gồm có men răng, ngà răng, cùng tủy răng. Mỗi bộ phận có những đặc điểm riêng và đảm nhiệm một vai trò khác nhau, cụ thể:

Răng khểnh nằm ở vị trí số 3, có cấu tạo như bình thường
Răng khểnh nằm ở vị trí số 3, có cấu tạo như bình thường

  • Men răng: Là phần vỏ cứng bên ngoài, bao phủ lấy thân răng, kết cấu chủ yếu từ chất vô cơ, canxi photphat, phần nhỏ còn lại là nước và chất hữu cơ.
  • Ngà răng: Nằm ở vị trí ngay bên dưới men răng, có cấu trúc tương tự xương với màu hơi vàng và chiếm hầu hết khối lượng của răng. Trong ngà răng có ống ngà chứa các tế bào sống nên vô cùng nhạy cảm.
  • Tủy răng: Hay còn được gọi là trái tim của răng với các sợi thần kinh, mạch máu và mô liên kết. Thông thường 1 chiếc răng sẽ có từ 1 - 4 ống tủy, tuy nhiên với răng khểnh chỉ có 1 ống tủy giữ nhiệm vụ nuôi sống chân răng.

Nhìn chung, răng số 3 được đánh giá là chiếc răng ổn định nhất trên cung hàm nguyên nhân do chân răng dài và chắc khỏe hơn những răng khác. Nhờ đó chân răng có khả năng giữ chắc chắn chiếc răng trong ổ xương răng.

Răng khểnh có chức năng gì?

Thực tế, răng số 3 là chiếc răng đảm nhận rất nhiều chức năng khác nhau, gồm ăn nhai, định hình vị trí khớp cắn, cũng như đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho răng miệng. Cụ thể:

  • Răng khểnh nằm ở góc của cung răng nên được coi là nền tảng giữ nhiệm vụ tạo hình và nâng đỡ cơ mặt.
  • Giữ vai trò hướng dẫn cho khớp cắn nhờ khả năng định hướng vận động tiếp xúc của hàm dưới.
  • Đây là chiếc răng có độ vững chắc tốt, vì vậy có thể chịu được lực mạnh với nhiệm vụ chính là xé, nhai thức ăn.
  • Kiểm soát chấn động mạnh tác động lên toàn bộ hàm răng, nhờ đó góp phần bảo vệ những chiếc răng khác khỏi các nguy cơ tiềm tàng.
  • Đặc biệt răng số 3 ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt và cả nụ cười. Hình dáng, kích thước và vị trí mọc răng đều lộ ra khi chúng ta mỉm cười, vì vậy sẽ quyết định đến việc hàm răng xấu hay đẹp.

3 phương pháp giúp răng khểnh đều lại

Răng khểnh là một chiếc răng duyên dáng, tuy nhiên không phải ai cũng thích chiếc răng này, đặc biệt là trong trường hợp quá lệch lạc, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng. Chính vì vậy, các phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng này, cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây:

Bọc răng sứ

Phương pháp bọc răng sứ đang là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để khắc phục những trường hợp răng khểnh có kích thước quá to, màu sắc chưa đẹp,... Những ưu và nhược điểm của phương pháp này phải kể đến như sau:

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện việc bọc sứ khá nhanh chóng, nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Nhờ ưu điểm này mà phương pháp ngày càng được ưa chuộng hơn trong quá trình niềng răng. Trung bình chỉ mất 2 - 3 ngày là khách hàng có thể sở hữu một hàm răng đều đặn, thẳng tắp.
  • Sau khi thực hiện bọc răng sứ sứ bạn sẽ được sở hữu một hàm răng đều đặn, cân đối hơn với khuôn miệng, cũng như tổng thể toàn bộ gương mặt. Đặc biệt giúp ổn định toàn bộ khớp cắn lệch và cả cấu trúc xương hàm.
  • Chi phí khá hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Đồng thời việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau bọc sứ cũng khá dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Răng có thể yếu đi, do quá trình bọc răng sứ yêu cầu cần mài mòn bớt thân răng mới có thể lắp mão sứ.
  • Quy trình này yêu cầu bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao, chính vì vậy nếu thực hiện ở cơ sở không uy tín, tay nghề thấp có thể dẫn đến những biến chứng không nguy hiểm về mặt răng miệng cho khách hàng.
  • Sau khi bọc sứ, răng trở nên nhạy cảm hơn. Do đó các bạn cần tránh sử dụng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tránh làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
  • Thời gian sử dụng răng sứ trung bình chỉ được trong khoảng 10 - 20 năm. Sau thời gian này, các bạn sẽ tốn tiền để trùng tu lại bộ nhá của mình.

Niềng răng khểnh

Đây là phương pháp thẩm mỹ răng miệng được áp dụng phổ biến hiện nay. Trong trường hợp răng khểnh quá lệch lạc, việc áp dụng phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả tuyệt đối.

Niềng răng sẽ tạo ra lực điều chỉnh, đưa các răng di chuyển lệch lạc về đúng vị trí
Niềng răng sẽ tạo ra lực điều chỉnh, đưa các răng di chuyển lệch lạc về đúng vị trí

Niềng răng sẽ tạo ra lực điều chỉnh, đưa các răng di chuyển lệch lạc về đúng vị trí, đảm bảo tạo ra một hàm răng đều đặn. Đồng thời phương pháp này cũng giúp điều chỉnh cấu trúc xương mặt, mang lại khuôn mặt hài hòa, cân đối hơn.

Tuy nhiên, việc chỉnh nha sẽ tốn khá nhiều thời gian, trung bình cần khoảng 1.5 - 2 năm để hoàn thiện phương pháp. Thậm chí nhiều trường hợp răng khấp khểnh quá nặng cần 3 - 4 năm để đưa các răng về đúng vị trí.

Phẫu thuật chỉnh hình

Đây là phương pháp sử dụng đa dạng các dụng cụ nha khoa cần thiết để cắt rời xương và răng khểnh, từ đó di chuyển răng về đúng vị trí mới. Đồng thời cố định chắc chắn chúng bằng nẹp và vít.

Phương pháp này phù hợp áp dụng với những trường hợp răng khểnh mọc lệch nhiều, không thể can thiệp bằng phương pháp niềng răng hay bọc răng sứ như bình thường. Hơn nữa, kỹ thuật này cũng mang đến tính thẩm mỹ cao cho khách hàng. Với thời gian thực hiện chỉ khoảng 3 - 4 giờ đồng hồ, kết quả bạn nhận được là vĩnh viễn, đảm bảo mang đến một hàm răng đều đẹp như ý muốn.

Được quan tâm nhiều

Giải đáp một số thắc mắc khác liên quan đến răng khểnh

Ngoài những thông tin về vị trí, cấu tạo và chức năng của răng khểnh, nhiều người còn thắc mắc răng khểnh và răng nanh khác nhau như thế nào, có nên niềng răng khểnh không, hay để răng khểnh bên nào đẹp?... Chúng tôi đã tổng hợp những thắc mắc này và đưa ra lời giải đáp dưới đây sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia.

Có nên giữ lại răng khểnh không - Giải đáp chi tiết

Răng nanh mọc lệch tạo thành răng khểnh, được nhiều người cho rằng là nét duyên. Mặc dù có thể đem đến một nụ cười xinh đẹp như quan điểm của nhiều người, tuy nhiên người sở hữu cũng phải chịu đựng những ảnh hưởng không tốt của nó.

Các bác sĩ khuyên nên nắn chỉnh răng khểnh
Các bác sĩ khuyên nên nắn chỉnh răng khểnh

  • Đối với những đứa trẻ, răng khểnh mọc không gây ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu để kéo dài, bạn có thể phải đối mặt với các vấn đề như:
  • Chức năng chính của chiếc răng này là giữ nhiệm vụ nhai, xé thức ăn. Tuy nhiên khi mọc lệch cũng dẫn đến sai khớp cắn, làm giảm lực nhai và gây khó khăn cho quá trình nhai, cắn thức ăn.
  • Bên cạnh đó, khi những chiếc răng mọc quá lệch, gây cộm, vướng víu, bạn khó có thể khép môi ở trạng thái nghỉ như người không có răng khểnh. Đồng thời khả năng phát âm cũng có thể bị ảnh hưởng xấu.

Chính vì những lý do này mà đa số các trường hợp có răng khểnh, bác sĩ đều khuyên người bệnh nên thực hiện các biện pháp phù hợp để đưa chúng về đúng vị trí, thẳng đều với các răng khác trong cung hàm. Răng khểnh chỉ nên giữ lại trong trường hợp không mọc lệch lạc, có hình dáng đẹp, đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai, hay vệ sinh răng miệng,...

Tìm hiểu có nên niềng răng khểnh không?

Tương tự những chiếc răng khác, răng khểnh hay chính là răng nanh giữ nhiệm vụ cắn xé thức ăn, giảm gánh nặng cho răng cửa. Tuy nhiên nếu răng nanh mọc lệch thành răng khểnh thì sẽ làm giảm sức ăn nhai đáng kể.

Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo nên niềng răng khểnh
Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo nên niềng răng khểnh

Hơn nữa, trong nhiều trường hợp răng khểnh tạo nét duyên cho khuôn mặt nhưng cũng không ít trường hợp răng khểnh có thể làm sai khớp cắn. Do đó với chiếc răng khểnh mọc chếch quá quá cao hoặc mọc cả 2 bên đều không giúp mang lại nụ cười đẹp hơn, thậm chí gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng, nguy cơ cao gây ra các bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,...

Chính vì những lý do này, xét trên phương diện y học, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo nên niềng răng khểnh để cải thiện khớp cắn và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có nguy cơ làm hỏng răng.

Răng khểnh và răng nanh khác nhau ở những điểm nào?

Thực tế, răng khểnh hay răng nanh đều là tên gọi của một răng trên cung hàm. Nó nằm ở vị trí số 3 tính từ răng cửa hướng vào trong. Dựa trên hướng mọc của răng sẽ chia ra là răng nanh hay răng khểnh.

Thường ở mỗi người sẽ có 4 chiếc răng nanh, mỗi chiếc đều có thân hình dày và bề mặt nhai không có múi, hay hố rãnh. Ở răng nanh thay vì mọc lên theo phương thẳng đứng thì chúng có thể mọc chếch lên trên và nhô ra phía trước cung hàm gọi là răng khểnh

Như vậy, có thể tổng kết lại hai tên gọi này đều chỉ một răng. Điểm khác nhau nằm ở việc răng khểnh sử dụng trong trường hợp răng số 3 mọc lệch trong cung hàm, còn răng nanh là tên gọi phổ thông của răng 3 mà nhiều người hay nhắc đến.

Tại sao nhiều người lại muốn trồng răng khểnh giả?

Việc sở hữu một chiếc răng khểnh là xấu hay đẹp phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của mỗi người. Thông thường, quan điểm của hầu hết người phương Đông sẽ trái ngược với quan điểm của người phương Tây.

Cụ thể người phương Đông cho rằng dù là con trai hay gái khi sở hữu chiếc răng khểnh đều cười rất dễ thương, tươi tắn với thần thái rạng ngời, tỏa nắng. Đặc biệt là họ là những người có tính cách quyết đoán, kiên trì, vì tiền tài, sự nghiệp của chủ nhân sở hữu răng khểnh sẽ luôn suôn sẻ, dễ dàng thăng tiến.

Vì những lý do này mà rất nhiều người muốn sở hữu một chiếc răng khểnh để vẻ ngoài luôn thu hút và có sự nghiệp phát triển, đặc biệt là phụ nữ Nhật. Đây cũng là lý do lý giải vì sao nhiều người, đặc biệt là giới trẻ muốn trồng răng khểnh giả.

Ngược lại với quan điểm này, người phương Tây lại không thích răng khểnh. Bởi họ cho rằng chiếc răng này mang dáng vẻ giống ma cà rồng, khi mọc lệch lạc trên cung hàm có thể báo hiệu một cuộc sống, công việc không mấy suôn sẻ. Chính bởi vậy, người phương Tây không có xu hướng trồng răng khểnh, thậm chí nếu có chiếc răng này một cách tự nhiên, họ thường nhanh chóng đi niềng hoặc can thiệp để cải thiện.

Nhiều người lại muốn trồng răng khểnh giả
Nhiều người lại muốn trồng răng khểnh giả

Trồng răng khểnh bên nào sẽ đẹp hơn?

Nếu làm răng khểnh ở cả hai bên hàm thì đây không phải là vấn đề cần suy nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu chỉ làm một bên, các bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ và đưa ra quyết định phù hợp, không nên chọn theo cảm quan.

Một số người nếu răng khểnh đặt bên trái thường ấn tượng hơn, bởi chúng ta có thói quen nhìn từ trái sang. Tuy nhiên nếu khuôn miệng của bạn không phù hợp với việc có răng khểnh bên trái thì việc sở hữu chiếc răng này sẽ kém xinh hơn khi làm bên phải.

Nhìn chung, làm răng khểnh ở bên trái hay bên phải sẽ phụ thuộc nhiều vào khuôn miệng của mỗi người. Chính vì vậy, nếu còn đang phân vân, tốt nhất các bạn nên đi khám để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Niềng răng có giữ lại được chiếc răng khểnh không?

Trong ngành chỉnh nha, bên cạnh yếu tố thẩm mỹ răng miệng thì việc điều chỉnh khớp cắn được quan tâm hàng đầu. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của việc điều chỉnh khớp cắn chuẩn chính là hàm răng đều đẹp. Bởi vậy, các bạn không nên giữ lại răng khểnh khi niềng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khớp cắn, cùng như nhiều vấn đề bệnh lý răng miệng, quá trình ăn nhai và thậm chí là thẩm mỹ của khuôn mặt.

Ngoài ra, những chiếc răng khểnh không mang lại công dụng ăn nhai, ảnh hưởng đến cả hàm răng, cũng như quá trình chỉnh nha. Chính vì những lý do này, các chuyên gia khuyến cáo, các bạn tốt nhất không nên giữ lại răng khểnh khi niềng răng.

Răng khểnh nên cười sao cho đẹp, duyên dáng?

Một nụ cười đẹp, duyên dáng sẽ tạo được ấn tượng tốt với người đối diện ngay từ lần đầu gặp gỡ. Chính vì vậy, nhiều người sở hữu chiếc răng khểnh cũng băn khoăn nên cười sao cho đẹp.

Để làm tốt bất kỳ việc gì kể cả việc nở nụ cười, các bạn cần luyện tập mỗi ngày, hãy cười thật tự nhiên, không gượng gạo. Dù sở hữu răng khểnh hay bất kỳ loại răng nào khác thì nụ cười tự tin chính là nụ cười đẹp nhất. Đó phải là nụ cười thật tâm, từ trong lòng với những biểu cảm tự nhiên trên khuôn mặt. Bên cạnh đó, chỉ nên cười ở mức độ vừa phải để khoe được chiếc răng khểnh, không cười lớn, tránh để hở lợi quá nhiều (trên 3mm).

Xem thêm

Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc răng khểnh?

Việc chăm sóc răng khểnh vô cùng quan trọng, bởi đây là góc lộ diện, tập trung nhiều ánh nhìn nhất mỗi khi bạn nói chuyện hay cười. Chính vì vậy, đôi khi một vết bẩn cũng làm bạn mất đi sự tự tin và kém duyên trên gương mặt.

Các bạn cần lưu ý chăm sóc răng khểnh cẩn thận
Các bạn cần lưu ý chăm sóc răng khểnh cẩn thận

Bởi lý do này, các bạn cần lưu ý chăm sóc răng khểnh nói riêng và toàn bộ răng miệng nói chung như sau:

  • Thay vì chỉ đánh răng như bình thường, các bạn chú ý len lỏi bàn chải thật kỹ vào từng khe của răng khểnh. Điều này giúp lông bàn chải làm sạch được hết những vết bẩn ở những góc khó. Mỗi ngày thực hiện việc này ít nhất 2 lần vào sau ăn khoảng 30 phút, thời gian chải răng khoảng 2 phút theo vòng tròn và kết hợp vệ sinh lưỡi.
  • Lựa chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp để vệ sinh cho răng khểnh và các răng khác. Đặc biệt lưu ý chọn đúng loại phù hợp với độ tuổi, ưu tiên bàn chải tròn, lông mềm, cầm vừa tay. Ngoài ra, khoảng 3 tháng nên thay bàn chải 1 lần để việc vệ sinh răng miệng được đảm bảo tốt nhất, tránh tích tụ vi khuẩn.
  • Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên chọn loại kem có chứa fluor để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để vệ sinh răng miệng sau khi ăn thay cho tăm xỉa nhằm loại bỏ mọi thức ăn thừa còn giắt trong kẽ răng.
  • Bên cạnh đó, sau khi ăn uống, bạn nên dùng nước muối ấm pha loãng hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng (phù hợp hơn với những người bận rộn) để súc miệng sạch sẽ. Chú ý trong lúc súc miệng giữ chặt môi để tạo lực đẩy nước vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng, giữ trong khoảng 2 phút rồi nhổ ra.
  • Các bạn cần từ bỏ thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng xấu như dùng răng mở nắp chai/nút thắt dây thừng, mở bao bì thực phẩm, cắn đá,...
  • Các bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm sẫm màu dễ làm răng xỉn màu như cà phê, trà, rượu vang đỏ,... Bên cạnh đó không nên hút thuốc lá, bởi thuốc lá chứa nhiều chất màu và khói thuốc dễ làm thức ăn bám lại trên bề mặt răng khểnh, từ đó khiến chúng bị đổi màu.
  • Các bạn nên đi thăm khám nha khoa định kỳ và làm vệ sinh cho răng miệng ít nhất 6 tháng/lần nhằm phòng ngừa, cũng như kịp thời xử lý các bệnh lý răng miệng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến răng khểnh mà chúng tôi đã tổng hợp sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia. Mong rằng qua đây, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về chiếc răng này, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp, chăm sóc răng phù hợp để luôn có một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tự tin, rạng rỡ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309