Răng nanh vị trí, cấu tạo, đặc điểm và những điều bạn cần biết

Răng nanh là loại răng có hình dạng nhọn, có sức chịu đựng cao khi nhai và đóng vai trò giảm chấn động mạnh trong quá trình sử dụng [1]. Chúng giúp giảm bớt nguy hại tiềm tàng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn [2]. Do đó, không nên bị bỏ qua khi chăm sóc nướu và răng.

Răng nanh là gì? Vị trí trên cung hàm

Hàm răng đầy đủ của người trưởng thành sẽ có 32 chiếc, chia đều cho hai hàm. Ở mỗi hàm có bốn răng cửa, hai răng nanh, bốn răng hàm nhỏ và 6 răng hàm lớn. Răng nanh ở trẻ sơ sinh sẽ mọc khi trẻ được 18 – 21 tháng tuổi và được thay bằng răng nanh vĩnh viễn ở độ tuổi từ 10 – 12.

Răng nanh nằm trong nhóm răng ở phía trước, nằm ở vị trí thứ 3 tính từ răng của của mỗi bên hướng vào bên trong. Chính vì vậy mà nó còn có tên gọi khác là răng số 3. Đây là chiếc răng có cấu trúc đặc biệt và đóng vai trò quan trọng nhất trên cung hàm.

Răng nanh nằm ở vị trí số 3 trên cung hàm
Răng nanh nằm ở vị trí số 3 trên cung hàm

Tùy vào từng trường hợp mà răng nanh tự nhiên sẽ mọc đúng vị trí hoặc mọc hơi lệch ra bên ngoài một chút. Cũng có một số trường hợp răng mọc ngầm, điều này gây ra nhiều có thể gây ra nhiều bệnh lý nha khoa nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. 

Cấu tạo và các chức năng của răng nanh

Để có thể hiểu sâu hơn về chiếc răng này cũng như vai trò quan trọng của nó, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm cấu tạo cũng như chức năng của nó. 

Cấu tạo

Răng số 3 có cấu tạo tương tự với những chiếc răng khác trên cung hàm, bao gồm các bộ phận chính như men răng, ngà răng, tủy răng. Mỗi phần sẽ có cấu tạo và đảm nhiệm một vai trò khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Men răng: Phần vỏ cứng bên ngoài bao phủ lấy thân răng, cũng là phần được cho là cứng nhất trên cơ thể người. Bộ phận này của răng có kết cấu chủ yếu từ chất vô cơ, cụ thể là canxi photphat, một phần nhỏ là nước và chất hữu cơ. 
  • Ngà răng: Lớp ngà răng nằm ngay bên dưới lớp men răng, phần này có cấu trúc giống như xương, có màu hơi và chiếm hầu hết khối lượng của răng. Trong ngà răng có các ống ngà chứa các tế bào sống do vậy phần này rất nhạy cảm đặc biệt là khi men răng bị tổn thương. 
  • Tủy răng: Được xem như “trái tim” của răng, phần tủy có chứa các sợi thần kinh, mạch máu và các mô liên kết. Tủy chính là nguồn dinh dưỡng để nuôi sống răng, một chiếc răng sẽ có từ 1 – 4 ống tủy, răng số 3 chỉ có 1 ống tủy.
Răng số 3 có cấu tạo tương tụ như các răng khác
Răng số 3 có cấu tạo tương tụ như các răng khác

Nhìn chung răng số 3 được cho là răng ổn định nhất trên cung hàm, chân răng dài chắc khỏe hơn so với các răng khác nhờ được giữ chắc chắn trong ổ xương răng. Đồng thời, độ nhô ra ngoài của nhóm răng này giúp cho chúng được bảo vệ và làm sạch tốt hơn.

Chức năng

Trên thực tế, răng nanh không chỉ đảm nhận một mà là rất nhiều các chức năng khác nhau, từ việc ăn nhai, định hình vị trí khớp cắn và cho đến thẩm mỹ, cụ thể: 

  • Chức năng đầu tiên phải kể đến đó chính là khả năng xé, nhai thức ăn. Răng số 3 có độ vững chắc tốt, có thể chịu được lực mạnh khi nhai đồng thời đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn động. 
  • Răng nanh nằm ở 4 góc của 4 vùng răng, được coi là nền tảng của cung răng, có nhiệm vụ tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. 
  • Ngoài ra, răng số 3 cũng có tác dụng lớn trong việc định hướng vận động tiếp xúc của hàm dưới do đó nó được coi như là “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn.
  • Bên cạnh đó, răng nanh cũng giúp giảm chấn động mạnh tác động lên toàn bộ hàm, bảo vệ những chiếc răng khác khỏi các nguy cơ tiềm tàng. 
  • Răng nanh cũng quyết định rất lớn đến thẩm mỹ của cả khuôn mặt. Vì đây là chiếc răng dễ hiện ra khi chúng ta mỉm cười, hình dạng, kích thước và vị trí mọc của nó cũng sẽ quyết định hàm răng xấu hay đẹp. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Răng Hàm Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Răng Hàm

Răng nanh đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng
Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ khung hàm

Đặc điểm của răng nanh là gì? 

Qua những thông tin được cung cấp phần đầu bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã biết được răng nanh là răng số mấy. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa răng nanh và những chiếc răng khác? Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về hình dáng của chiếc răng này: 

  • Răng nanh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa nhóm răng nằm trước và nhóm răng nằm trong. Chính vì vậy mà hình dạng của răng nanh có những đặc điểm khác biệt nhất định. 
  • Xét về hình dáng, răng nanh vừa sở hữu đặc điểm của răng cửa vừa trông khá giống như răng cối nhỏ. Tuy nhiên, phần thân của răng nanh thì dày hơn răng cửa nhưng lại mỏng hơn so với răng cối nhỏ. 
  • Răng nanh có mặt nhai nhỏ hơn so với răng cửa và bề mặt không có gờ rãnh như răng cối. Tuy nhiên, chiếc răng số 3 này lại có độ nhọn của các mấu răng cối và độ dài mảnh giống như răng cửa.
Răng số 3 có cả đặc điểm của răng cửa lẫn răng cối
Răng số 3 có cả đặc điểm của răng cửa lẫn răng cối

Giải đáp một số thắc mắc về răng nanh được quan tâm

Bên cạnh những thông tin về vị trí, cấu tạo và chức năng của răng số 3, một số thắc mắc như răng nanh và răng khểnh có phải là một không, nhổ răng nanh có nguy hiểm không cũng là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Sau đây là phần giải đáp những vấn đề phổ biến nhất liên quan đến nhóm răng này.  

Răng nanh có phải là răng khểnh không?

Đây ắt hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, trên thực tế, cả hai thực chất đều là tên gọi của răng số 3. Tuy nhiên, vị trí mọc của răng này sẽ quyết định nó là răng nanh hay răng khểnh. 

Trong trường hợp răng số 3 mọc bình thường đúng vị trí trên cung hàm sẽ được gọi là răng nanh. Ngược lại, nếu răng số 3 mọc lệch chếch lên trên và nhô ra thì được gọi là răng khểnh.

Hình ảnh răng khểnh
Răng nanh và răng khểnh đều là răng số 3

Từ trước đến nay, những ai có răng khểnh được cho là có nụ cười rất duyên, gây ấn tượng mạnh với người đối diện. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, răng khểnh mang đến nhiều rủi ro không thể lường trước.

Có nên nhổ răng nanh không?

Với những thông tin được cung cấp ở trên, ắt hẳn bạn đã hiểu được cấu tạo và tầm quan trọng của răng nanh. Những chiếc răng này có nhiệm vụ quan trọng trong việc ăn nhai và góp phần mang đến sự hài hòa cho cả khuôn mặt.

Nếu như nhổ bỏ răng số 3, hàm răng sẽ bị mất đi tính thẩm mỹ vốn có đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn nhai. Vì vậy, trong trường hợp răng mọc bình thường và gặp các vấn đề không quá nghiêm trọng thì chúng ta không nên nhổ răng nanh.

Hình ảnh bác sĩ đang tiến hành nhổ răng
Hình ảnh bác sĩ đang tiến hành nhổ răng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu như răng số 3 gặp phải các vấn đề sau đây, các bác sĩ khuyến cáo nên nhổ bỏ: 

  • Răng nanh bị sâu hoặc viêm tủy nghiêm trọng.
  • Răng bị vỡ mẻ, hoặc gặp phải chấn thương nghiêm trọng không thể hàm trám. 
  • Răng số 3 mọc ngầm, mọc lệch ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng nên được nhổ bỏ. 

ĐỌC THÊM: Nhổ Răng Không Trồng Lại Có Sao Không?

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên nhổ bỏ răng số 3. Khi gặp phải vấn đề, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng. Sau khi có kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất. Quá trình nhổ răng cũng cần phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn. Trong trường hợp cần nhổ bỏ, bạn nên thực hiện trồng lại răng mới để ngăn chặn tình trạng tiêu xương răng.

Trên đây là những thông tin cần thiết về răng nanh bao gồm vị trí, đặc điểm chức năng và giải đáp một số thắc mắc liên quan đến nhóm răng này. Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Bạn đọc có bất kỳ ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận ở ngay bên dưới bài viết.

XEM THÊM: Cách Chăm Sóc Và Vệ Sinh Răng Miệng Khoa Học Giúp Bảo Vệ Răng Toàn Diện

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309