Răng khểnh là răng nào? Có nên nhổ răng khểnh không?

Răng khểnh là khi răng mọc chếch ra ngoài một hoặc cả hai bên thay vì mọc thẳng đứng [1]. Điều này thường xảy ra trong giai đoạn 12-13 tuổi khi răng vĩnh viễn đang phát triển [2].

Răng khểnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đặc biệt trong việc tạo nên cái đẹp và tính cách độc đáo của nụ cười. Quyết định trồng, đắp, hay niềng răng khểnh phụ thuộc vào mong muốn và sự thoải mái cá nhân của mỗi người [3].

Răng khểnh là gì?

Ở người trưởng thành, trên hàm sẽ có 32 chiếc răng bao gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Răng khểnh là tên gọi khác của răng nanh mọc lệch so với cả hàm. Chiếc răng này thường sẽ nhô ra ngoài, mức độ nhô sẽ tùy thuộc vào sự sai lệch của chân răng khi mọc.

Hình ảnh răng khểnh
Hình ảnh răng khểnh

Đa số mọi người sẽ có 1 răng khểnh nhưng cũng có khá nhiều người có hai chiếc. Do răng khểnh mọc chệch khỏi hàng nên nó hầu như không có tác dụng trong việc nhai, cắn hay nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, chiếc răng này lại được quan niệm là một nét duyên thẩm mỹ mà nhiều người mong muốn có được.

Ở góc độ tướng số, mỗi khu vực khác nhau có lại có quan điểm khác nhau. Đối với người châu Á, răng khểnh không chỉ một là nét duyên mà còn thể hiện sự may mắn và nhiều đặc điểm tính cách của người sở hữu, cụ thể:

  • Về tính cách: Có sự tự tin, tháo vát trong mọi công việc nhưng đồng thời cũng dễ khiến cho người khác cảm thấy họ là người ương bướng, kiêu ngạo. 
  • Về tình cảm: Là những người thường xuyên chủ động và chân thành trong chuyện tình cảm. 
  • Về sự nghiệp: Người sở hữu răng khểnh thường sẽ kiên trì, kiên định nên dễ thành công trên con đường sự nghiệp. 
Trong quan niệm của người Phương Đông, đây là chiếc răng mang lại nhiều may mắn
Trong quan niệm của người Phương Đông, đây là chiếc răng mang lại nhiều may mắn

Trái lại, ở các nước phương Tây, người ta lại quan niệm răng răng khểnh tượng trưng cho sự đen rủi vì chúng có nét giống với ma cà rồng. Thêm vào đó, họ cho rằng việc răng mọc lệch ra so với hàm sẽ thể hiện sự không suôn sẻ trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Do vậy, đa số người phương Tây sở hữu chiếc răng này đều sẽ đi niềng lại. 

Nguyên nhân mọc răng bị khểnh

Có 3 nguyên nhân chính khiến cho răng nanh mọc lệch khỏi hàm đó là yếu tố di truyền, thói quen khi còn nhỏ và vấn đề của răng sữa, cụ thể như sau: 

  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, răng khểnh hoàn toàn có thể là đặc điểm di truyền từ đời này sang đời khác. Nếu trong gia đình cha mẹ hoặc ông bà có răng này, thì khả năng rất cao con cháu đời sau cũng sẽ thừa hưởng đặc điểm này. 
  • Thói quen xấu: Những thói quen xấu khi còn nhỏ như mút ngón tay, dùng lưỡi để đẩy răng là một nguyên nhân khiến cho răng nanh mọc lệch ra bên ngoài và trở thành răng khểnh. 
  • Vấn đề ở răng sữa: Thông thường, răng sữa sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn khi chúng ta ở độ tuổi 12 – 13. Tuy nhiên, không phải chiếc răng nào cũng được thay mới nên khi mọc lại dễ dẫn đến hiện tượng các răng chèn ép và mọc không đúng theo hàng lối.

ĐỌC NGAY: Nguyên Nhân Răng Mọc Lệch Ở Trẻ Em Và Những Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Giải đáp một số vấn đề liên quan tới răng khểnh

Dưới đây là phần giải đáp những vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu nhất về răng khểnh.

Răng khểnh như nào là xấu? 

Một chiếc răng khểnh đẹp sẽ phải có màu sắc tương đồng với những chiếc răng còn lại. Đồng thời, nó cũng cần có độ nhọn và độ nhô phù hợp với khuôn miệng để có thể tạo nên sự hài hòa, cân đối. Còn răng khểnh được cho là xấu trong một số trường hợp như sau: 

  • Mọc lệch ra bên ngoài quá nhiều, quá sắc nhọn. 
  • Răng bị xỉn màu, không có màu sắc trắng sáng, mọc chen chúc với các răng khác. 
  • Răng mọc khiến cho hai hàm răng bị mất cân đối với các răng khác. 
  • Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của hàm răng hoặc làm ảnh hưởng tới việc vệ sinh, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên bệnh lý. 

Nhổ bỏ răng khểnh nên hay không nên?

Đây là cũng là thắc mắc của rất nhiều người sở hữu chiếc răng này. Mặc dù hiện nay, rất nhiều người quan niệm răng khểnh giúp họ cười duyên hơn, không nên nhổ. Tuy nhiên, dưới góc độ nha khoa, răng khểnh có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Vì nó mọc lệch ra bên ngoài, tạo ra kẽ hở để mảng bám, vi khuẩn tích tụ, làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý răng miệng. 

Bên cạnh đó, răng nanh có nhiệm vụ xé nhỏ thức ăn để hỗ trợ cho các răng khác. Nếu như răng nanh mọc lệch ra bên ngoài thì nó cũng sẽ không thực hiện tốt được chức năng này. Đặc biệt, răng khểnh cũng có xu hướng chếch ra ngoài dễ bị tổn thương khi gặp phải va chạm mạnh.

Câu trả lời cho câu hỏi có nên nhổ răng khểnh hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Mỗi trường hợp cần được thăm khám cụ thể và bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra quyết định. Nếu răng khểnh mọc không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn uống và không tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý thì không cần thiết phải nhổ bỏ.

Nhổ hay không nhổ răng khểnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người
Nhổ hay không nhổ răng khểnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người

Bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng khểnh khi xuất hiện bệnh lý như viêm lợi, viêm chân răng, sâu răng không thể điều trị được và có nguy cơ lây lan sang các răng khác. Còn trong trường hợp răng này mọc lệch, mọc chồi, cản trở việc ăn uống và khiến cho gương mặt thì có thể can thiệp bằng các phương pháp chỉnh nha, bọc răng sứ. 

Cách phương pháp chỉnh hình răng khểnh phổ biến

Với sự phát triển của nhiều công nghệ hiện đại trong nha khoa, việc chỉnh hình cho răng nanh mọc lệch cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hai phương pháp phổ biến nhất có thể kể đến là bọc sứ và niềng răng. 

Bọc răng sứ

Biện pháp này sẽ có thể khắc phục được tình trạng răng khểnh mọc lệch quá nhiều so với khuôn hàm. Đồng thời ổn định được khớp cắn, giúp cho khuôn mặt trở nên hài hòa hơn. Sau khi bọc sứ, răng khểnh cũng sẽ trắng sáng và đều màu hơn rất nhiều, khắc phục được tình trạng răng bị ố vàng xỉn màu.

Phương pháp bọc răng sứ
Phương pháp bọc răng sứ

Bọc sứ là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, được nhiều người ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ và độ an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, một phần của răng thật sẽ bị mài mòn đi trước khi lắp mão sứ vào. Quy trình này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm, nếu thực hiện không đúng sẽ gây tổn hại đến răng thật và ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau. 

THAM KHẢO: Chi Tiết Quy Trình Bọc Sứ Răng Khểnh & Chi Phí Điều Trị Cần Thiết

Niềng răng

Niềng răng khểnh thường được áp dụng với trường hợp răng mọc chếch ra ngoài quá nhiều, ảnh hưởng thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Để tiến hành, bác sĩ sẽ dùng các khí cụ nha khoa như dây cung, mắc cài để tác động lực siết và nắn chỉnh răng khểnh về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Phương pháp niềng răng
Phương pháp niềng răng

Trong một số trường hợp răng mọc chen chúc, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ bớt để tạo thêm khoảng trống. Tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người, thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng. Sau khi niềng, về cơ bản, răng sẽ được kéo sát với hàm hơn, không bị chếch ra ngoài, khuôn mặt sẽ trở nên hài hòa hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Có Nên Niềng Răng Khểnh Không? Quá Trình Thực Hiện Cần Lưu Ý Điều Gì?

Chăm sóc răng nanh mọc lệch như nào?

Có nên giữ lại răng khểnh hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nếu bạn sở hữu “chiếc răng duyên” thì nên lưu ý một số điều như sau: 

  • Cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày, chải răng ít nhất 2 lần 1 ngày, chú ý làm sạch tất cả các răng. 
  • Nên sử dụng thêm nước súc miệng có chứa fluoride hoặc nước muối loãng để gia tăng hiệu quả làm sạch. 
  • Sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng, tránh để mảng bám và thức ăn thừa mắc lại, làm tăng nguy cơ gây ra bệnh lý. 
  • Đến cơ sở nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề nếu có phát sinh. 

Trên đây là phần tổng hợp những thông tin bạn cần biết về răng khểnh vị trí, chức năng cũng như các phương pháp chỉnh hình thông dụng với chiếc răng này. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho quý vị độc giả trong quá trình tìm hiểu về cách chăm sóc răng miệng tốt hơn. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309