Răng Bị Ê Buốt Khi Ăn Đồ Nóng Lạnh Do Đâu? Cách Khắc Phục Ra Sao?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng và lạnh có thể do nhiều nguyên nhân [1]. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục [2]:

  1. Chăm sóc răng đúng cách: Đảm bảo vệ sinh răng hàng ngày để ngăn chặn tình trạng ê buốt.

  2. Tránh thức ăn và uống có thể kích thích: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống nóng, lạnh, chua, mặn, ngọt để giảm cơ hội kích thích ê buốt.

  3. Thăm nha sĩ: Nếu tình trạng vẫn tiếp tục, hãy thăm nha sĩ để kiểm tra và nhận lời khuyên cụ thể.

  4. Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng: Chọn kem đánh răng chứa fluoride và dành riêng cho răng nhạy cảm.

Lưu ý rằng việc duy trì sự hợp nhất trong chăm sóc răng hàng ngày và tìm hiểu về nguyên nhân cụ thể từ nha sĩ là quan trọng để giảm bớt tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ nóng và lạnh [3].

Răng nhạy cảm là gì? Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Răng nhạy cảm hay răng ê buốt khi ăn nóng lạnh là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt răng xung quanh chân răng. Nếu khi ăn uống đồ quá nóng, quá lạnh hoặc thậm chí chỉ cần hít thở trong điều kiện không khí lạnh cũng khiến cho người bệnh cảm giác bị ê buốt và đau nhức răng. 

Ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến triệu chứng ê buốt ngày một tăng và nặng dần theo thời gian, thậm chí còn gây ra tình trạng bị viêm tủy. Ngoài ra, nó cũng cản trở trong quá trình sinh hoạt của bạn trở nên khó chịu khi phải kiêng khem quá nhiều thứ hoặc gây cảm giác ám ảnh về cảm giác ê buốt răng. 

Răng nhạy cảm hay răng ê buốt khi ăn nóng lạnh là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà
Răng nhạy cảm hay răng ê buốt khi ăn nóng lạnh là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh, cụ thể như sau: 

Đánh răng sai cách

Trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn dùng bàn chải quá cứng hoặc đánh răng quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt khi ăn nóng lạnh. 

Lúc này, lớp men răng bên ngoài đã bị phá hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong tủy răng nơi có chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết của răng. Khi đó, khiến cho răng trở nên khá nhạy cảm và dễ bị ê buốt. 

Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao

Trong quá trình ăn uống nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit cao như kẹo, soda, những đồ uống có gas,… các lớp men răng của bạn sẽ nhanh chóng bị xói mòn. Nếu không được chăm sóc kỹ càng, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn và dễ mắc phải những bệnh lý về răng miệng.  

Việc sử dụng đồ uống có tính axit cao cũng khiến răng bị nhạy cảm
Việc sử dụng đồ uống có tính axit cao cũng khiến răng bị nhạy cảm

Nghiến răng

Một trong những nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh chính là khi bạn thường xuyên nghiến răng mỗi khi ngủ. Thói quen xấu này sẽ khiến lớp bảo vệ xung quanh răng bị suy yếu dần theo thời gian. Ngoài ra, với tác động của những thực phẩm mà bạn thường xuyên ăn hàng ngày, tốc độ lão hóa của răng sẽ ngày càng nhanh và khiến cho tủy răng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Viêm nướu răng

Đây là một trong những bệnh lý về răng miệng mà nhiều người gặp phải bởi các mảng bám hoặc cao răng tích tụ lâu ngày khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào và phá hủy toàn bộ men răng bên trong. 

Khi bị viêm nướu, phần nướu của người bệnh có thể bị rút lại, lộ ra chân răng và hình thành túi mủ xung quanh chân răng. Do đó, cần phải vệ sinh thật kỹ khu vực sâu bên trong các túi nướu để tránh bị vi khuẩn tấn công và làm xuất hiện tình trạng răng ê buốt khi ăn lạnh. 

Răng bị sâu hoặc mẻ

Trong nhiều trường hợp bị ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh, bệnh nhân gặp phải tình trạng sâu răng hoặc chấn thương ảnh hưởng đến răng gây ra mẻ răng. Nếu phát hiện sâu răng hoặc mẻ cần phải đến ngay cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ thăm khám và lên phương án phục hình cho răng hiệu quả để tránh làm ảnh hưởng đến các tổ chức răng khác xung quanh. 

Sâu răng hoặc mẻ răng cũng gây ê răng khi ăn đồ nóng lạnh
Sâu răng hoặc mẻ răng cũng gây ê răng khi ăn đồ nóng lạnh

Tẩy trắng răng

Trong thành phần của các sản phẩm tẩy trắng răng chuyên dụng có chứa rất nhiều chất kích ứng răng. Do đó, người bệnh sẽ luôn cảm thấy răng ê buốt khi ăn lạnh, khó chịu nhẹ sau khi tẩy trắng răng. Trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu khi trước đó đã có răng nhạy cảm. Vì thế, nếu cảm thấy răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh, người bệnh cần trao đổi ngay cho bác sĩ trước khi tiến hành tẩy trắng răng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh báo hiệu các bệnh lý liên quan nào?

Trong quá trình chăm sóc răng miệng, người bệnh thường xuyên xảy ra tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ lạnh thì đây là những hiện tượng báo hiệu về các bệnh lý liên quan đến việc này, cụ thể như sau:  

Mòn men răng

Đây là một trong yếu tố đầu tiên và phổ biến nhất gây ra tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh. Do các ống ngà răng bị lộ và phải chịu nhiều tác động bởi áp suất không khí từ bên ngoài tác động vào và các axit có trong những loại thức ăn hàng ngày. Việc người bệnh bị mòn men răng thường gặp ở cổ răng, kẽ răng nên tạo cảm giác bị ê buốt cũng bắt đầu từ vị trí này.  

Việc người bệnh bị mòn men răng thường gặp ở cổ răng, kẽ răng nên tạo cảm giác bị ê buốt
Việc người bệnh bị mòn men răng thường gặp ở cổ răng, kẽ răng nên tạo cảm giác bị ê buốt

Bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng cũng là bệnh lý gây ra tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh. Trong quá trình chăm sóc răng miệng, người bệnh không vệ sinh sạch sẽ khiến thức ăn còn sót lại sâu bên trong răng và điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phá hủy thân răng, từ đó gây ra những lỗ sâu răng. Bắt đầu từ các lỗ sâu trên thân răng sẽ phá hủy phần mô răng lành, đó cũng là một kiểu mòn men răng gắn với bệnh lý sâu răng.  

Viêm nha chu

Bên cạnh việc người bệnh bị mòn men răng và sâu răng ảnh hưởng khiến răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh là viêm nha chu. Bệnh viêm nha chu gây ra tình trạng viêm lợi, viêm nha chu bị phá hủy và có thể dẫn đến tình trạng nướu bị phá hủy bởi sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tách khỏi chân răng và tạo điều kiện xâm nhập sâu hơn xuống các cấu trúc bên dưới của mô nha chu. 

Các phương pháp điều trị răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Khi răng miệng bắt đầu có những dấu hiệu răng bị ê buốt khi ăn lạnh, bạn cần phải tìm ngay những phương pháp có thể điều trị triệt để tình trạng này để tránh gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cụ thể như sau: 

Biện pháp dân gian

Đối với người bệnh đang bị ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh, việc sử dụng những biện pháp dân gian có thể khắc phục được tình trạng này tạm thời giúp cho người bệnh không còn cảm giác ê buốt và khó chịu dai dẳng: 

Dùng tỏi trị răng ê buốt khi ăn đồ lạnh

Tỏi không chỉ là thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày của người Việt mà nó còn có công dụng chữa bệnh cực hiệu quả. Trong tỏi có chứa florua, allcin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ có thể chống lại được những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đây được xem là một trong những cách chữa ê buốt răng được nhiều người sử dụng và thực hiện bởi do nguyên liệu khá dễ kiếm tìm. 

Bạn chỉ cần thực hiện dưới các bước như sau: 

  • Thái mỏng tỏi sống rồi để bên ngoài khoảng 5 phút, sau đó lấy từng miếng chà lên phần thân răng bị ê buốt. Đặc biệt là những phần có vùng răng bị ê buốt nhiều. 
  • Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng. 
  • Ngoài ra, bạn có thể giã trực tiếp tỏi và đắp lên phần răng bị ê buốt, sau đó súc miệng bằng bằng nước ấm để tình trạng được thuyên giảm. 

Rượu cau 

Một trong những cách điều trị răng ê buốt khi ăn lạnh đó chính là sử dụng rượu cau. Bởi trong thành phần của rượu cau giúp kháng viêm, điều trị sâu răng, viêm lợi và giảm ê buốt nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, lấy một chút rượu cau ra cốc và súc miệng trong khoảng 15 phút rồi nhổ đi. 
  • Không nên súc miệng quá lâu có thể làm ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng sau này. 
  • Thực hiện súc miệng rượu cau 3 lần/ngày vào sáng sớm, sau khi ăn và trước khi đi ngủ, triệu chứng ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh sẽ giảm đi đáng kể. 

Súc miệng nước muối 

Phương pháp điều trị răng bị ê buốt khi ăn lạnh đó chính là súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Đây là cách mà nhiều người lựa chọn sử dụng bởi trong thành phần của nước muối có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm và điều trị triệt để tình trạng hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu, thậm chí là ê buốt răng. 

Cách làm: 

  • Lấy 1 thìa cafe muối tinh cùng 300ml nước đun sôi hòa với nhau.
  • Súc miệng trong khoảng từ 5 – 10 phút trước khi đi ngủ và sáng sớm 
  • Thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần tình trạng ê buốt răng sẽ thuyên giảm.

Đi khám nha khoa

Bạn nên thường xuyên đi khám răng định kỳ tại nha khoa ít nhất 3 – 6 tháng/lần hoặc khi gặp phải những biểu hiện bất thường không thể sử dụng bằng những biện pháp dân gian thì việc đến ngay cở sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị là điều rất cần thiết. Đặc biệt, khi có dấu hiệu răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh cần phải được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. 

Dưới đây là một số biện pháp được các nha sĩ chỉ định thực hiện bao gồm: 

  • Trám răng: Khi được bác sĩ thăm khám và yêu cầu trám răng, lúc này bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nhân tạo để đắp lên răng thật để trám bít phần răng bị sâu hoặc chữa tủy khiến tình trạng bệnh nhân bị ê răng sau khi ăn đồ lạnh nhằm bảo vệ những tác nhân gây hại từ bên ngoài tác động vào. Trường hợp này chỉ sử dụng khi những tổn thương về răng đang ở mức độ nhẹ.  
  • Bọc răng sứ: Ngoài trám răng để giảm bớt tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh, việc bác sĩ thực hiện mài cùi răng có thể khắc phục được tình trạng này để tránh làm tổn thương đến những tổ chức răng xung quanh khác. Chỉ thực hiện việc bọc răng sứ khi trám răng không phục hồi được. 

Cách phòng ngừa răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Với những phương pháp điều trị răng ê buốt khi ăn lạnh, bạn có thể thoát khỏi tình những cơn ê buốt kéo dài. Nếu cần thiết, hãy đến cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ tư vấn thật kỹ lưỡng để điều trị triệt để. Tuy nhiên, bạn cũng cần phòng ngừa tình trạng này bằng việc vệ sinh răng miệng hàng ngày thật sạch sẽ, cụ thể như sau: 

  • Dùng kem đánh răng chuyên sâu cho răng nhạy cảm: Đây là loại kem đặc trị chỉ dành cho răng bị ê buốt. Trong loại kem đánh răng này có chứa chất như Strontium Acetate hay Potassium Nitrate giúp giảm ê buốt, đồng thời cũng có đầy đủ những công dụng của kem đánh răng thông thường.  
  • Thay đổi thói quen chải răng: Khi đánh răng nên lựa chọn những bản chải lông mềm và không được chải quá mạnh. Hãy chuyển động nhẹ nhàng theo chiều nghiêng khoảng 45 độ so với mặt răng và xoay tròn để có thể loại bỏ được những mảng bám còn sót lại trên thân răng. Nên chải răng ít nhất 2 – 3 lần/ngày và không nên chải răng quá lâu có thể làm ảnh hưởng đến men răng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp cho việc cải thiện tình trạng răng bị ê buốt. Cần phải cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cho hàm răng chắc khỏe. Tránh những thực phẩm gây hại, làm ê răng để loại bỏ sự nhạy cảm. 
Cần có cách phòng ngừa răng ê buốt khi ăn lạnh hiệu quả
Cần có cách phòng ngừa răng ê buốt khi ăn lạnh hiệu quả

Từ những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên lựa chọn phương pháp khắc phục hiệu quả để tránh tình trạng tái phát trở lại. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một chút kiến thức về vấn đề răng bị ê buốt khi ăn lạnh. Nếu tình trạng không thuyên giảm hãy đến cơ sở nha khoa để được khắc phục triệt để.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309