Nướu Là Bộ Phận Nào? Cấu Tạo, Chức Năng Và Cách Chăm Sóc

Nướu răng đóng một vai trò quan trọng, đồng thời là bộ phận phản ánh rõ sức khỏe răng miệng. Vậy nướu là bộ phận nào? Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý cụ thể thường gặp liên quan tới nướu răng sẽ được chúng tôi thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Nướu là bộ phận nào?

Nướu là bộ phận nào? Nướu hay còn được gọi là lợi, là một phần của niêm mạc miệng. Nướu bao phủ cả hàm trên và hàm dưới, ôm sát quanh răng và xương ổ răng để bảo vệ chân răng trước các tác động từ bên ngoài. Vị trí của nướu sẽ được xác định từ phần mô mềm ở cổ răng tới đáy hành lang miệng. 

Nướu là bộ phận nào? Nướu hay còn được gọi là lợi
Nướu là bộ phận nào? Nướu hay còn được gọi là lợi

So với các mô mềm bao quanh phần má, môi thì mô nướu đa phần đều dính chặt vào khung xương bên dưới. Mô nướu khỏe mạnh thường có màu hồng san hô hoặc hồng nhạt, bề mặt sẽ xuất hiện màu da cam. Trường hợp nướu không được khỏe hoặc nhiễm bệnh thì chúng sẽ chuyển thành màu đỏ, gây đau nhức, có thể xuất hiện ổ mủ hoặc gây chảy máu.

Tham khảo: Nướu răng bị sưng – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị triệt để

Cấu tạo, chức năng cơ bản của nướu răng

Ngoài việc tìm hiểu nướu là bộ phận nào, các bạn cũng cần quan tâm tới cấu tạo và chức năng của chúng. Theo đó, cấu tạo của nướu răng được chia thành ba phần chính là phần nướu rời, nướu dính và dây chằng nướu. Cụ thể:

Nướu là bộ phận nào? Nướu rời

Là phần nướu tự do, chúng ta có thể dùng cây thăm dò để chạm và tách nướu ra khỏi thân răng. Nướu rời là phần được xác định từ mô viền áp vào và bao quanh cổ răng nhưng không dính vào răng. Nướu rời có chiều rộng khoảng 1mm và được giới hạn với nướu dính thông qua rãnh nướu rời.

Trong đó, khe nướu là một rãnh nhỏ có cấu tạo hình chữ V. Đây là nơi tiếp xúc giữa nướu rời và mặt răng. Khe nướu thường có chiều sâu từ 0 cho tới 3,5mm với cấu tạo gồm vách mềm và vách cứng. Cụ thể, vách cứng được xác định là bề mặt gốc răng còn vách mềm được xác định là nướu rời. 

Tuy giữ vai trò quan trọng nhưng biểu mô của khe nướu khá mỏng và rất dễ bị tổn thương, khó bị sừng hóa. Mặc dù vậy, nếu sức khỏe răng miệng của bạn tốt thì một chất dịch sẽ được tiết ra từ khe nướu để đảm đương nhiệm vụ rửa sạch và sát trùng khi có tổn thương. 

Nướu rời là phần nướu tự do
Nướu rời là phần nướu tự do

Bên cạnh đó, nướu rời còn bao gồm các gai nướu, chúng được xác định là phần nướu nằm giữa hai răng. Loại này thường có hình tháp, có gai và là nơi đọng lại của vụn thức ăn. Vì thế nơi đây thường là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh, tạo nên các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu,… 

Nướu là bộ phận nào? Nướu dính

Nướu dính là bộ phận nào? Nướu dính là phần nướu kế cận phần nướu rời, chúng có bề rộng từ 0,5 – 6mm. Loại này thường trải dài tới niêm mạc di động và được áp chặt vào xương ổ răng, không di động. Do đó, khi ăn nhai vị trí, cấu tạo của nướu dính sẽ không thay đổi.

Như chúng ta cũng nhận thấy, vai trò và chức năng của bộ phận nướu rất quan trọng. Đây là bộ phận cấu thành nên tổ chức nah chu, đảm nhiệm chức năng giúp răng đứng vững trên cung hàm, nâng đỡ, bảo vệ chân răng. Vì thế khi nếu bị tổn thương sẽ khiến chân răng bị tác động và dễ dẫn tới tình trạng mất răng. 

Dây chằng nướu

Bên cạnh 2 bộ phận kể trên, nướu còn có bộ phận kết nối vô cùng quan trọng là dây chằng nướu. Bộ phận này là tổ hợp cấu trúc tạo nên mô liên kết các sợi bao bọc quanh gốc răng với nhiệm vụ nối giữ gốc răng nằm tại xương ổ răng. Dây chằng chủ yếu được hình thành bởi 2 thành phần là sợi oxytalan và sợi collagen xếp thành các bó sợi. 

Đọc thêm: Sưng chân răng – Nguyên nhân, giải pháp và những điều cần lưu ý?

Một số bệnh lý thường gặp ở nướu răng

Sự phát triển của vi khuẩn do mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là viêm nướu và viêm nha chu. Các chất độc do vi khuẩn sinh ra sẽ khiến lợi bị viêm, mô nướu nâng đỡ răng bị phá hủy, dần dà ảnh hưởng tới chất lượng hàm ăn nhai. 

Do nướu là bộ phận rất dễ bị tác động dẫn tới tổn thương và mắc các bệnh lý. Vậy nên, người bệnh sẽ có thể gặp phải một số vấn đề như sau:

  • Viêm nướu răng: Đây là bệnh lý có nguy cơ mắc phải cao nhất trong các bệnh lý về nướu. Người bệnh sẽ cảm thấy nướu bị sưng đỏ, đau nhức, chảy máu, cao răng bám dày, hơi thở có mùi hôi, chân răng dài hơn,… Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời chúng có thể lây lan tới các mô lợi xung quanh và ảnh hưởng tới xương, các cơ quan lân cận, rất nguy hiểm. 
Viêm nướu răng là tình trạng bệnh lý răng miệng phổ biến
Viêm nướu răng là tình trạng bệnh lý răng miệng phổ biến
  • Viêm nha chu: Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là các mô nha chu bị viêm nhiễm trở nên sưng đỏ, đau nhức, hôi miệng. Viêm nha chu nguy hiểm hơn viêm nướu vì chúng có thể tấn công và phá hủy ổ răng rồi hình thành các túi nha chu chứa mủ trắng, gây nên một số biến chứng như mất răng, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,…
  • Chảy máu nướu: Tình trạng này cũng có thể báo hiệu bạn đang gặp các bệnh lý nguy hiểm về nướu. Nguyên nhân chính dẫn tới chảy máu nướu là do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, chảy máu nướu còn có thể là dấu hiệu của bệnh tim, tiểu đường, rối loạn máu, thiếu máu hay bệnh bạch cầu,… 
  • Nổi mụn trắng: Bệnh sẽ được nhận biết thông qua các nốt đỏ mọng nước, khi vỡ sẽ chảy ra dịch màu trắng tại khu vực nướu. Bệnh nổi mụn trắng ở nướu răng thường gặp nhiều ở trẻ em, người lớn thì hiếm hơn. 
  • Áp xe răng: Bệnh lý này thường bắt nguồn từ tình trạng sâu răng. Sau đó được phát triển thành viêm tủy, lan xuống vùng xương ở dưới chân răng. Nếu xương hàm bị hoại tử sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 
  • Hoại tử sàn miệng: Đây là tình trạng xuất hiện sau khi nướu bị nổi mụn trắng, các nốt mụn này sẽ lan rộng ra xương hàm, cằm và lưỡi. Bệnh hoại tử sàn miệng vô cùng nguy hiểm, chúng có thể khiến người mắc ngừng hô hấp và dẫn tới tử vong. 
  • Ung thư miệng: Mụn mủ mọc ở nướu còn cảnh báo tình trạng ung thư miệng. Ung thư miệng là bệnh lý rất khó chữa trị, vậy nên người bệnh cần hết sức chú ý để có hướng điều trị thích hợp và kịp thời nhất. 

Bên cạnh đó, nướu bị tổn thương còn dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi hôi, răng lung lay, dễ nhạy cảm và cấu trúc xương hàm thay đổi. Vậy nên khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở khoang miệng, các bạn cần tới nha khoa để khám và điều trị sớm nhất có thể. 

Xem thêm: Biểu Hiện Đau Nướu Răng Và Các Biện Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Cần lưu ý gì để bảo vệ nướu và sức khỏe răng miệng

Để có hàm răng chắc khỏe, nướu phải thực sự khỏe mạnh. Vậy nên, sau khi biết nướu là bộ phận nào trong khoang miệng, các bạn nên quan tâm nhiều hơn tới việc chăm sóc nướu nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung. Cụ thể:

  • Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng, nướu tốt hơn. 
Thăm khám nha khoa thường xuyên
Thăm khám nha khoa thường xuyên
  • Đánh răng đúng cách, giữ vệ sinh răng, nướu, lưỡi sạch sẽ đặc biệt là với những bạn có hàm răng lệch lạc, khấp khểnh. 
  • Hãy sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, bàn chải đánh răng lông mềm hoặc bàn chải điện tử để giúp bảo vệ răng và nướu tốt hơn.
  • Các bạn nên sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ mảng bám tích tụ tại kẽ và cổ răng.
  • Bọc răng sứ, trám răng sâu, thẩm mỹ, chỉnh hình răng miệng nhưng phục hình sai, miếng trám bị lỗi kỹ thuật đều gây nên những tổn thương nếu không may bị sứt mẻ hoặc gãy.
  • Loại bỏ các thói quen xấu như cắn chỉ, mút tay, cắn nắp chai, cắn móng tay, hút thuốc, uống cà phê, rượu bia…
  • Tập cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm dinh dưỡng như cá, trứng, thịt đỏ,… Bổ sung các thực phẩm giàu omega, vitamin nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng từ bên trong. Đừng quên uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng thường xuyên cũng như cung cấp đủ nước cho hoạt động của cơ thể. 
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng hay quá dai, quá cứng để tăng thêm tuổi thọ cho răng.
  • Hãy bổ sung thêm hoa quả như táo, nho, cam vì chúng có thể lấy đi các mảng bám và làm sạch răng miệng.
  • Lấy cao răng thường xuyên 6 tháng 1 lần để loại khả năng hình thành bệnh về nướu hoặc sâu răng.

Nướu răng là bộ phận nào đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết. Nhìn chung, nướu răng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ răng. Vậy nên để có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh thì các bạn nên chăm sóc răng miệng mình cẩn thận và chu đáo hơn. Khám nha khoa định kỳ và cạo vôi răng thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế các bệnh lý về răng miệng. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.

Trẻ mọc răng thường gặp tình trạng đau nhức, sốt cao và đi tướt
Những điều mẹ cần biết khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng

Đến một độ tuổi nhất định răng của trẻ mọc lên và phát triển để đảm bảo chức năng ăn nhai. Tuy nhiên quá trình...

Nhổ răng sữa mọc lệch cho trẻ cần được thực hiện ở nha khoa
Nhổ răng sữa mọc lệch khi nào? Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý gì?

Răng sữa là những chiếc răng đầu đời, chúng hình thành trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ và được thay thế bằng răng...

Răng mọc lệch hàm trên
Răng mọc lệch hàm trên là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Răng mọc lệch hàm trên mang đến cho chúng ta không ít khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy...

Với các trường hợp răng trẻ mọc lẫy khi đã có nhiều răng vĩnh viễn thì có thể niềng răng để cải thiện
Răng Trẻ Mọc Lẫy Là Bị Làm Sao? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?

Tình trạng răng trẻ mọc lẫy có thể xuất hiện khi bé bắt đầu thay răng sữa và khiến các mẹ rất lo lắng. Vậy...


Hệ thống cơ sở
VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH

LK 56, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - NewGate Tân Phú - Cơ sở TPHCM : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

ViDental - NewGate Quận 1 : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

ViDental – Yteeth : Lô 13, khu đấu giá Tân Triều, Thanh Trì, Hà Đông, Hà Nội

ViDental - LK 56 Thành phố Giao lưu : LK 56, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

ViDental - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo