Niềng Răng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tốt Cho Sự Dịch Chuyển Của Rắng?
Đối với những người niềng răng, việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng hợp lý được coi là vô cùng quan trọng. Tính chất món ăn có thể ảnh hưởng đến răng hoặc hệ thống khí cụ. Vậy người niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì là tốt nhất? Ngay sau đây, các bác sĩ tại Nha Khoa ViDental sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để việc niềng răng diễn ra hiệu quả nhất.
Vì sao cần chú ý niềng răng ăn uống?
Khi tiến hành niềng răng, toàn bộ cơ quan bên trong miệng như lưỡi, nướu, môi, má vẫn chưa thể thích ứng với những khí cụ gồm có dây cung và mắc cài nên sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu, cộm mỗi khi giao tiếp, ăn nhai.
Bên cạnh đó, với trường hợp dây cung tác động lực lên răng sau khi gắn mắc cài cũng khiến bạn cảm thấy đau nhức. Bạn sẽ chưa quen với lực kéo của dây cung nên hiện tượng ê buốt, đau âm ỉ vẫn sẽ xảy ra.
Khi niềng răng, hàm và răng sẽ trở nên yếu hơn do dây cung, mắc cài được gắn trên răng sẽ co kéo để điều chỉnh răng. Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khi niềng răng cần phải được chú trọng và quan tâm. Điều này giúp bạn tránh được những tổn thương và giảm đau đớn trong thời gian đầu.
Người mới niềng răng nên ăn gì? Chú ý gì khi ăn uống?
Sau khi niềng răng nên ăn gì là điều băn khoăn của khá nhiều người. Khoảng 2-3 ngày đầu tiên răng sẽ phải chịu lực rất mạnh nên cảm giác căng tức, đau đớn sẽ xuất hiện dày đặc. Lúc này, bạn cần lựa chọn những món ăn đảm bảo yếu tố ít mảnh vụn, lỏng, mềm và đảm bảo dinh dưỡng. Hãy bổ sung những thực phẩm sau đây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
- Sản phẩm từ sữa: Bạn nên bổ sung với các loại thức uống, bánh từ sữa hoặc sữa chua, món ăn từ bơ hoặc phô mai. Những thực phẩm từ bơ sữa sẽ có tác dụng trong việc bổ sung năng lượng, khắc phục hiện tượng sút cân hoặc hóp má sau khi niềng răng. Ngoài ra, chúng còn làm giảm áp lực mà hàm răng mới phải chịu đựng khi đeo mắc cài. Bạn có thể cân nhắc ăn kem để giảm bớt cơn đau khó chịu nhưng đừng nên dùng quá nhiều.
- Thực phẩm xốp mềm: Bạn có thể sử dụng những thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc như đậu hũ, bột ngũ cốc, bánh bông lan, bánh mì, bánh xốp mềm… Tất cả đều giúp bổ sung dưỡng chất, tăng thêm sự ngon miệng, có lợi cho sức khoẻ mà không làm ảnh hưởng tới việc ăn nhai.
- Thức ăn mềm: Đây là sự lựa chọn lý tưởng nhất dành cho người đang niềng răng. Bạn có thể bổ sung các loại ngũ cốc như phở, bún, cơm mềm, soup, cháo… Ngoài ra, đừng quên chế biến rau củ quả, thịt cá ở dạng băm nhuyễn, dạng mềm, ninh nhừ để cơ thể không bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Trái cây, nước ép: Ngoài việc chú ý tới vấn đề niềng răng thì nên ăn gì, bạn cũng nên bổ sung các loại sinh tố, nước ép giúp tăng cường vitamin cần thiết cho cơ thể.
Xem thêm: Niềng răng trước và sau khác biệt như thế nào? Lưu ý cần biết

Các loại thực phẩm vừa nêu ở trên đều rất dễ nhai, dễ ăn và có thêm nhiều chất dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể. Tuy nhiên, trong việc ăn uống cũng cần chú ý những điều sau đây:
- Việc ăn nhai thế nào cũng là yếu tố gây ra những rủi ro làm hỏng mắc cài. Nếu nhai, cắn thức ăn với cách bình thường có thể khiến mắc cài bị vỡ hoặc rơi ra khỏi răng. Do đó, bạn cần phải cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ để kiểm soát số lần răng phải nhai thức ăn.
- Sau khi niềng răng, hàm răng rất nhạy cảm nên cần phải sử dụng răng hàm để ăn nhai. Chiếc răng này có cấu tạo tốt và dày hơn giúp việc nghiền thức ăn diễn ra hiệu quả và giảm cơn đau nhức tại răng cửa.
- Trong lúc nhai, cần tránh việc dứt hoặc xé thức ăn với răng cửa.
- Thực hiện ăn chậm, từng miếng nhỏ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn. Nếu ăn nhai quá nhanh sẽ khiến răng bị viêm hoặc sưng đau do dây chằng và xương lúc này đang yếu nên lực tác động bị ảnh hưởng.
- Nếu thấy khó nhai, bạn có thể uống thêm nước khi ăn. Điều này cũng có tác dụng trong việc loại bỏ những cặn thức ăn bám dính trên mắc cài, dây cung.
Người niềng răng không nên ăn gì để tránh đau nhức?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, giúp hạn chế đau nhức bạn cũng cần kiêng một số thực phẩm để đảm bảo hiệu quả của việc niềng răng và tránh hư hỏng khí cụ. Bạn cần hạn chế một số thực phẩm sau đây:
- Thức ăn quá dai chẳng hạn như bánh nếp, bánh dày, pizza, bánh mì Pháp.
- Thực phẩm quá giòn như kẹo cứng, nước đá, khoai tây chiên, bỏng ngô
- Thực phẩm quá dính như các loại kẹo cao su, kẹo caramel…
- Thực phẩm cứng như kẹo cứng hoặc các loại hạt…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đồ ngọt, tinh bột như thức ăn nhanh, bánh kẹo. Trong thành phần chứa nhiều đường nên sẽ sinh ra axit và những mảng bám dẫn tới bệnh lý về lợi hoặc sâu răng. Đặc biệt, bạn cần hạn chế sử dụng cà phê, trà, kẹo, soda, hút thuốc lá… sẽ gây ra tác động xấu ảnh hưởng tới răng.
Trên đây là một vài thông tin liên quan tới niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì chi tiết. Hãy thật sự lưu ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp việc niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất.
Cùng chuyên mục:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!