Men Răng: Các Vấn Đề Thường Gặp Và Cách Chăm Sóc
Men răng là lớp ngoài cùng, có vai trò bảo vệ và tạo màu cho răng. Tuy có độ cứng cao nhưng lâu dần, men có thể bị bào mòn, suy yếu do nhiều nguyên nhân. Để chăm sóc và bảo vệ lớp ngoài cùng của răng hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Men răng là gì?
Men răng là lớp bao phủ bên ngoài răng với độ cứng cao. Men có vai trò tạo màu cho răng, bảo vệ ngà, tủy khỏi vi khuẩn, nhiệt độ và ngoại lực. Nhờ đó răng có thể thực hiện tốt chức năng nhai, nghiền thức ăn.
Màu của men thường là vàng nhạt, xám hoặc trắng… Đôi khi màu men ở viền và chân răng có thể ngả xanh. Độ dày của men không đồng đều. Vị trí dày nhất ở đầu răng khoảng 2,5mm và cổ răng là vùng có men mỏng nhất. Men dày hay mỏng có thể phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
Thành phần của men chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người với 96% là muối khoáng. Phần còn lại của cấu tạo men là chất hữu cơ và nước. Cấu trúc men răng gồm nhiều các tinh thể canxi photphat mỏng dài sắp xếp lại với nhau.
Lớp men cứng chắc nên khó bị nứt vỡ. Tuy nhiên với sự tác động trong môi trường axit, lớp men có thể bị bào mòn dần dần. Sự bào mòn này khiến men không thể tái tạo lại được.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên Nhân Viền Chân Răng Bị Đen Và Cách Khắc Phục
Các vấn đề thường gặp với men răng
Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, men răng có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố gây ra những vấn đề nghiêm trọng, cụ thể như:
Tình trạng mòn răng
Mòn hoặc mất men răng là tình trạng mà không ít người phải đối mặt. Vấn đề có thể được nhận biết qua việc ngà răng lộ rõ ra ngoài khiến bề mặt răng có các vết ố vàng mất thẩm mỹ. Răng bị ê buốt, đau nhức kéo dài khi uống nước lạnh hoặc ăn đồ chua, cay, nóng…
Khi này, bề mặt răng mất đi độ sáng bóng và trơn nhẵn tự nhiên, răng dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ. Đồng thời, nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy tăng cao ở người bị mòn men răng.
Nguyên nhân gây bào mòn răng có thể do tuyến nước bọt hoạt động yếu, thói quen ăn uống thiếu khoa học hay chăm sóc và vệ sinh răng miệng sai cách… Một số trường hợp men răng yếu, dễ mòn do thiếu hụt dinh dưỡng, các bệnh trào ngược dạ dày.
Người bị men răng yếu, mất men chỉ có thể phục hồi răng bằng các kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ như bọc răng sứ, dán sứ… Với phương pháp này, nha sĩ sẽ sử dụng các loại cầu răng sứ hoặc mặt dán sứ có màu sắc, kích thước phù hợp để lắp vào răng thật.
Sâu răng
Các vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động phân hủy đường tạo acid. Nồng độ acid cao gây mất đi khoáng chất trên bề mặt răng, tạo ra các lỗ sâu. Nguyên nhân gây ra vấn đề này đa phần do việc ăn uống nhiều tinh bột, đồ ngọt. Răng không được chăm sóc kỹ lưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
Sâu răng tiến triển gây phá huỷ men, ngà, xâm nhập sâu vào tuỷ và làm hỏng răng hoàn toàn. Người bệnh cần đến nha sĩ để được khám và điều trị sâu răng dứt điểm, tránh các hệ luỵ cho sức khỏe răng miệng. Điều trị sâu răng bằng các phương pháp hàn, trám hoặc làm răng giả.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Mão Răng Sứ: Phân Loại Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Răng nhiễm Fluoride
Fluoride là khoáng chất có khả năng bảo vệ răng và ngăn ngừa các bệnh sâu răng. Tuy nhiên, hàm lượng Fluoride quá nhiều sẽ khiến lớp men gặp vấn đề như đổi màu, rỗ, khó làm sạch răng… Nguyên nhân răng nhiễm màu kháng sinh Fluoride là do việc bổ sung quá mức chất này hoặc lạm dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng chứa Fluoride.
Răng nhiễm Fluoride có thể được khắc phục bằng các phương pháp nha khoa thẩm mỹ. Ở mức độ nhẹ, nha sĩ có thể giúp bạn làm sáng và đều màu răng bằng kỹ thuật tẩy trắng răng bằng công nghệ ánh sáng. Tình nhiễm Flouride nặng cần phục hồi răng bằng phương pháp dán sứ hoặc bọc răng sứ.
Thiểu sản men
Đây là tình trạng hình thành không hoàn toàn hoặc cấu trúc men bị lỗi trong quá trình hình thành. Số lượng men răng thiếu hụt do di truyền hoặc tác động môi trường.
- Thiếu sản men di truyền còn được gọi là sinh men bất toàn. Tình trạng này chỉ tác động đến phần men và chưa ảnh hưởng đến các phần nội bì. Mất men răng di truyền có thể xuất hiện ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
- Thiểu sản men do tác động của môi trường bên ngoài có thể xuất hiện ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn, gây ảnh hưởng từ bề mặt răng và ăn sâu vào phần ngà răng ở các mức độ khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết thiếu sản men là bề mặt răng mềm mỏng, dễ lộ lớp ngà bên dưới. Chức năng nhai, nghiền thức ăn của răng kém, dễ ê buốt. Bề mặt răng xuất hiện đốm trắng đục và dần chuyển vàng hoặc lốm đốm đen.
Tuỳ vào mức độ thiếu sản men mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh cần bổ sung flour qua đường tiêu hoá hoặc bôi trực tiếp lên bề mặt ra. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, nha sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật trám răng hoặc bọc răng sứ.
Tham khảo: Tìm Hiểu Công Nghệ CAD/CAM/CNC Trong Nha Khoa
Giải pháp bảo vệ cho men răng
Men răng không thể phục hồi khi đã bị bào mòn, mất đi. Do đó, để có một hàm răng chắc khỏe, bạn cần có biện pháp chăm sóc phù hợp. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho men răng. Bạn nên chải răng nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến lớp men. Nước súc miệng và kem đánh răng chứa Fluoride sẽ giúp ngăn chặn sự bào mòn răng.
- Ăn uống khoa học: Hạn chế các thực phẩm gây hại cho răng như đồ ngọt, rượu bia, đồ uống có gas… Thay vào đó, bạn nên bổ sung thực phẩm chứa vitamin D, canxi để làm dày men.
- Kiểm tra răng miệng định kỳ: Đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất 2 lần mỗi năm giúp bạn hạn chế các vấn đề với men răng hiệu quả.
Với những thông tin mà bài viết đã đưa tới bên trên, bạn đọc có thể hiểu rõ về men răng, một số vấn đề thường gặp cũng như cách chăm sóc đúng cách. Ăn uống hợp lý, chú trọng vệ sinh răng miệng và kiểm tra răng định kỳ sẽ giúp bạn sở hữu nụ cười tươi sáng với hàm răng chắc khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!