Cố vấn chuyên môn:

Hôi miệng là một bệnh lý về răng miệng thường gặp, từ trẻ em cho đến người trường thành. Bệnh lý này gây rất nhiều phiền toái cho người mắc phải: hạn chế trong giao tiếp, người bệnh trở nên tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những vấn đề liên quan đến tình trạng này để giúp bạn có thêm kiến thức trong việc bảo vệ và chăm sóc răng miệng tốt hơn. 

Hôi miệng là bệnh gì? Những đối tượng có nguy cơ mắc 

Hôi miệng (tên tiếng Anh là halitosis) là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, xuất phát từ khoang miệng. Hội chứng này tuy không nguy hiểm đến sinh hoạt nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày của người bệnh.

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu

Người bị hôi miệng sẽ phát ra hơi thở có mùi hôi khi nói cười hay thậm chí là khi thở bằng miệng. Những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh này là:

  • Những người hút thuốc lá thường xuyên và liên tục.
  • Người ăn nhiều các loại thực phẩm như hành, tỏi, thức ăn chứa nhiều đạm, chất béo,...
  • Những người không thường xuyên vệ sinh răng miệng hay chăm sóc răng miệng không đúng cách.
  • Hôi miệng khi mang thai. Tình trạng thai nghén trong quá trình mang thai khiến phụ nữ bị nôn ọe nhiều, gây trào ngược dạ dày làm tăng axit trong khoang miệng có thể dẫn tới tình trạng này nếu không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngoài ra người có bầu thường ăn nhiều bánh kẹo ngọt, đồ ăn vặt cũng dễ gây hôi miệng. Hay cũng có thể do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến viêm nướu, gây ra mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.

Cách nhận biết triệu chứng hôi miệng

Dưới đây là các cách kiểm tra, nhận biết bệnh:

  • Cách 1: Bạn hãy ngồi đối diện với người giám định, sau đó bịt mũi thở bằng miệng trong vài phút. Nếu thấy mùi hôi, nguồn gốc là từ khoang miệng. Sau đó, bạn hãy mím miệng và thở ra bằng mũi. Nếu mùi hôi phát ra từ cả miệng và mũi thì có thể do một bệnh trong cơ thể nào đó gây ra hội chứng hôi miệng nặng.
  • Cách 2: Tự bạn có thể cảm nhận bằng cách úp bàn tay vào miệng, thở ra sau đó ngửi mùi.
  • Cách 3: Người bệnh hoặc người giám định có thể ngửi mùi trên chỉ nha khoa sau khi vệ sinh răng.
  • Cách 4: Bạn hãy đến phòng khám nha khoa hoặc cơ sở răng hàm mặt. Tại đó bác sĩ sẽ đo nồng độ mùi hôi trong miệng bằng Halimeter hay Halitest.

Rất dễ để nhận biết mùi hôi miệng
Rất dễ để nhận biết mùi hôi miệng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Tuy cùng tên chung là bệnh hôi miệng, nhưng mùi hôi ở mỗi người lại rất khác nhau tùy từng cá nhân. Bởi hôi miệng phụ thuộc vào nguyên nhân và bệnh lý nền gây ra nó.

Vậy nguyên nhân gây ra hôi miệng là gì? Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đó là sự giải phóng các loại hợp chất sulphur trong khoang miệng. Đây là hợp chất dễ bay hơi nên chúng tạo ra hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, hôi miệng còn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Do vi khuẩn

Sự sản sinh ra các hợp chất sulphur là do các loại vi khuẩn kỵ khí Gram âm, có nhiệm vụ phân giải protein nên chúng tạo ra các hợp chất này.

Các loại vi khuẩn này thường tích tụ ở những khu vực ứ đọng trong khoang miệng như các túi mủ, lưỡi, kẽ răng hay trong sang thương sâu răng. Nếu không được làm sạch và loại bỏ, chúng sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng hàng đầu.

Các nguyên nhân gây ra hôi miệng tạm thời

Hôi miệng tạm thời là khi bạn sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống dẫn đến miệng có mùi hôi, sau một thời gian vệ sinh sạch sẽ tình trạng này sẽ hết. Điều này là do các loại thực phẩm đồ uống đó ảnh hưởng đến quá trình phân hủy tạo sulphur trong khoang miệng, khiến hơi thở của bạn có mùi.

  • Ăn các loại thức ăn gây hôi miệng

Những mẩu thức ăn còn sót lại ở xung quanh răng và trong khoang miệng sau mỗi bữa ăn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo ra mùi hôi khó chịu. Các loại thực phẩm dễ gây hội chứng này như hành, tỏi, ớt,...

Sau khi, những loại thực phẩm này được tiêu hóa, các thành phần của chúng di chuyển theo dòng máu, đi tới phổi và tác động tới hơi thở.

Một số loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng này
Một số loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng này

  • Do hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng. Hút thuốc lá thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến niêm mạc miệng, khiến cho lớp niêm mạc này bị khô. Không những vậy, thuốc lá còn làm tăng hàm lượng các chất bay hơi trong khoang miệng và phổi, dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Do các vấn đề từ khoang miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi hôi xuất phát từ khoang miệng. Khác với hôi miệng tạm thời hay do vi khuẩn, dưới đây là những nguyên nhân bởi các bệnh lý trong miệng dẫn đến hơi thở có mùi hôi.

  • Vệ sinh răng miệng kém

Nếu bạn không duy trì việc đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, các mẩu thức ăn và mảng bám vẫn còn trong miệng, gây ra triệu chứng hôi miệng. Để lâu thức ăn còn sót lại sẽ hình thành các mảng bám trên răng. Nếu các mảng bám này không được làm sạch sẽ gây kích thích nướu, dẫn đến viêm nha chu.

Ngoài ra, lưỡi cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây mùi khó chịu. Răng giả nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên hoặc thiết kế không phù hợp, vừa vặn với hàm cũng có thể là nơi tích tụ thức ăn thừa cùng vi khuẩn sinh mùi.

Vệ sinh răng miệng kém tăng khả năng miệng có mùi khó chịu
Vệ sinh răng miệng kém tăng khả năng miệng có mùi khó chịu

  • Tình trạng khô miệng

Nước bọt là một trong những yếu tố giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mẩu thức ăn có thể gây mùi. Khi bạn bị khô miệng (lượng nước bọt tiết ra ít) sẽ có thể gây ra hôi miệng.

Khác với tình trạng khô miệng tự nhiên, xảy ra trong lúc ngủ dẫn tới hiện tượng gọi là “hơi thở vào buổi sáng”. Hiện tượng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu trong lúc ngủ miệng bị há ra. Tình trạng khô miệng kéo dài có thể do nguyên nhân bắt nguồn từ tuyến nước bọt và một số bệnh lý răng miệng gây ra.

  • Hôi miệng do mảng bám, vôi răng và viêm nha chu

Mảng bám là chất mềm, có màu hơi trắng tạo thành trên bề mặt răng. Chúng được hình thành khi vi khuẩn gây hại kết hợp với mẩu vụn thức ăn và nước bọt. Cao răng (vôi răng) là các mảng bám đã bị vôi hóa và trở nên cứng, chúng bám chặt vào bề mặt răng. Viêm nha chu là sự viêm nhiễm tổ chức xung quanh răng. Các nhân tố này cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.

  • Do bựa lưỡi

Ở một số người có bựa ở phần sau lưng của lưỡi. Hiện tượng này có thể do chất nhầy chảy từ mũi sau chảy xuống. Bựa lưỡi cũng có thể có vi khuẩn. Vì vậy, nhiều người vệ sinh răng miệng tốt nhưng vẫn bị hôi miệng.

  • Thuốc điều trị hóa trị, xạ trị

Một số thuốc điều trị có thể gián tiếp gây ra tình trạng hôi miệng, do chúng khiến miệng bị khô. Một số loại thuốc khác sau khi hấp thụ vào cơ thể, thành phần thuốc kết hợp cùng hơi thở tạo mùi khó chịu.

  • Nhiễm khuẩn trong khoang miệng

Hơi thở có mùi khó chịu có thể được gây ra bởi các vết thương sau khi thực hiện can thiệp trong khoang miệng như: nhổ răng, hoặc có thể là hậu quả của việc răng hư hỏng, bệnh nha chu hoặc lở miệng.

Ngoài ra các bệnh liên quan đến xương như viêm tủy xương, viêm ổ răng khô,  hoại tử xương răng và các bệnh lý ác tính khác cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng.

Nhiễm khuẩn khoang miệng khiến bạn bị hôi miệng
Nhiễm khuẩn khoang miệng khiến bạn bị hôi miệng

Miệng có mùi hôi do các nguyên nhân khác

Bệnh hôi miệng có thể do những nguyên nhân từ bên ngoài khoang miệng.

  • Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi như Amphetamine, Chloral hydrate, Phenothiazin, Disulfiram, Dimethyl sulphoxide, Nitrate và thuốc gây độc tế bào.
  • Người mắc bệnh lý toàn thân: Rối loạn hô hấp, các nhiễm trùng mũi họng như viêm amidan, viêm xoang,...
  • Bệnh dạ dày, đường ruột: Trào ngược dạ dày - thực quản chính là một nguyên nhân phổ biến gây ra hơi thở có mùi.
  • Bệnh viêm loét dạ dày do bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng kéo dài.
  • Những người mắc các bệnh về gan, thận, tiểu đường cũng có thể mắc miệng hôi thối do sự phân hủy mỡ trong cơ thể.
  • Hội chứng miệng có mùi cá ươn (tên tiếng Anh là Trimethylaminuria): Đây là bệnh lý y khoa rất hiếm gặp nhưng rất đáng để lưu ý. Bệnh này làm cho cơ thể và hơi thở có mùi giống như mùi cá. Hiện tượng này là do cơ thể mất khả năng phân hủy trimethylaminuria một cách phù hợp, là chất có trong một số loại thức ăn. Sau đó trimethylaminuria tích tụ rồi giải phóng ra ngoài cơ thể bằng mồ hôi, nước tiểu và hơi thở. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Cách điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả

Nhiều người băn khoăn “Hôi miệng có chữa khỏi được không?” Câu trả lời là hoàn toàn có thể chữa được nếu như bạn biết chính xác nguyên nhân và từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Tình trạng này có thể được cải thiện dễ dàng
Tình trạng này có thể được cải thiện dễ dàng

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây hôi miệng, có những cách chữa sau:

  • Điều trị hôi miệng do nguyên nhân từ răng miệng: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau khi ăn kết hợp điều trị các bệnh như sâu răng, viêm lợi hoặc các bệnh lý khác trong khoang miệng. Thường xuyên uống nước để giữ miệng luôn ẩm. Nếu lưỡi có bựa thì vệ sinh bằng cách cạo lưỡi nhưng tránh gây thương tích cho lưỡi. Nếu bạn đeo răng giả, tháo và vệ sinh răng giả thường xuyên và đúng cách.
  • Điều trị các loại bệnh tai mũi họng như viêm xoang, viêm họng hạt, cắt amidan,... là cách điều trị bệnh hôi miệng nặng.
  • Điều trị cách bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng hay các bệnh lý khác của đường tiêu hóa.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây mùi hôi, ăn nhiều hoa quả và rau. Hạn chế ăn thịt, chất béo và tránh các loại phô mai có mùi nặng. Tránh uống các loại chất kích thích (rượu, cà phê,...) và hút thuốc lá.
  • Súc miệng nước muối thường xuyên, đặc biệt vào buổi tối vì đây là thời gian vi khuẩn hoạt động mạnh.
  • Đi khám nha khoa định kỳ, đều đặn 6 tháng 1 lần để lấy cao răng, khám và phát hiện các bệnh lý răng miệng sớm cũng là phương pháp để chữa tình trạng hôi miệng dứt điểm.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp để giảm mùi hôi sau đây:

  • Sử dụng các sản phẩm để che dấu mùi hôi (ngụy trang)

Việc sử dụng các loại sản phẩm để che dấu mùi hôi không phải là cách chữa hôi miệng hiệu quả. Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể dễ dàng mua được như bạc hà, kem đánh răng, nước súc miệng đặc trị, bình xịt hay kẹo cao su để kiểm soát mùi hôi với mùi và hương thơm dễ chịu. Phương pháp này có thể đạt hiệu quả che chắn trong thời gian ngắn.

Sử dụng các sản phẩm để che dấu mùi hôi
Sử dụng các sản phẩm để che dấu mùi hôi

  • Giảm cơ học các vi khuẩn gây mùi và các chất nền của chúng

Bằng cách ăn điểm tâm đặc, cải thiện sự giảm lượng nước bọt. Vì đường đi của các loại thức ăn đặc qua bề mặt lưỡi có thể loại bỏ lớp màng phủ lưỡi và việc giảm tiết nước bọt quá mức làm gia tăng việc tạo ra các sulphur dễ bay hơi. Bạn nên thường xuyên nhai kẹo cao su để tăng nước bọt trong khoang miệng.

  • Trung hòa hóa học các hợp chất gây mùi hôi

Nước súc miệng, kem đánh răng, kẹo ngậm và các loại sản phẩm làm giảm hôi miệng bằng cách trung hòa hóa học các hợp chất gây mùi hôi gồm có những hợp chất có chứa sulphur bay hơi. Thành phần thường có trong các sản phẩm này là ion kim loại và các chất oxy hóa.

Được quan tâm nhiều

Các cách phòng tránh và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng tái phát

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hôi miệng từ sớm và ngăn ngừa tình trạng này tái phát, mang lại hơi thở tưới mát và sự tự tin khi giao tiếp:

  • Bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đánh răng sau mỗi bữa ăn. Bạn có thể đặt bàn chải đánh răng tại nơi làm việc để sử dụng sau khi ăn. Và nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn trong các kẽ răng sẽ giúp ngăn ngừa hơi thở có mùi do thức ăn hiệu quả.
  • Chăm chỉ chải lưỡi. Lưỡi là nơi có nhiều vi khuẩn tích tụ và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tấn công. Vì vậy, việc chải lưỡi hàng ngày giúp ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Những người có lưỡi trắng nghĩa là đang có sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn. Do đó bạn cần vệ sinh lưỡi hàng ngày để ngăn chặn hôi miệng.
  • Vệ sinh răng giả hoặc dụng cụ nha khoa khác: Nếu bạn mang niềng răng hoặc răng giả, hãy vệ sinh kỹ lưỡng ít nhất một lần trong ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đừng quên vệ sinh răng miệng và các dụng cụ này trước khi đưa vào miệng.
  • Tránh để khô miệng: Bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho miệng không bị quá khô. Nên nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản sinh nước bọt. Một số trường hợp bị khô miệng mãn tính, bác sĩ có thể kê đơn chuẩn bị nước bọt nhân tạo hoặc uống một số loại thuốc kích thích tiết nước bọt.

Uống nhiều nước tránh tình trạng khô miệng
Uống nhiều nước tránh tình trạng khô miệng

  • Hạn chế hút thuốc lá, uống cà phê, rượu hoặc các loại nước ngọt. Các loại thực phẩm này không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm hôi thở của bạn có mùi khó chịu.
  • Bạn cần tránh các loại thực phẩm như hành, tỏi,... dễ gây tình trạng hôi miệng. Hay ăn nhiều đồ ăn chứa đường cũng gây ra hơi thở có mùi hôi.

Trên đây là những thông tin tổng quan về nguyên nhân và cách chữa trị hôi miệng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng là một điều vô cùng quan trọng cho hàm răng luôn chắc khỏe và thơm tho, giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp và cuộc sống. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay nha khoa để được thăm khám và tư vấn chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309