Ê buốt răng cửa là tình trạng đau nhức, nhạy cảm ở răng cửa khá phổ biến. Nguyên nhân có thể do viêm nướu, nứt nẻ răng hoặc tổn thương. Cách xử lý bao gồm chăm sóc răng đúng cách, sử dụng kem đánh răng chứa fluoride và thăm nha sĩ định kỳ. Nếu tình trạng kéo dài, nên thăm bác sĩ nha khoa để đánh giá và điều trị.

Ê buốt răng cửa là gì? 

Răng cửa bị ê buốt là hiện tượng răng quá nhạy cảm khi ăn những đồ ăn nóng, lạnh, ngọt, chua. Hoặc thậm chí khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh cũng khiến cho bạn có cảm giác ê buốt răng.

Lý do là vì răng cửa chính là nơi đầu tiên tiếp xúc với đồ ăn và cả trong quá trình nhai thức ăn. So với những chiếc răng khác trên cùng cung hàm, răng cửa có lớp men khá mỏng (chưa tới 1mm). Chính vì vậy, răng cửa rất dễ bị mòn men răng do tác động ăn nhai, tác động của việc đánh răng khiến cho phần ngà răng cửa bị lộ và dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt.

Ê buốt răng cửa là hiện tượng răng quá nhạy cảm khi ăn
Ê buốt răng cửa là hiện tượng răng quá nhạy cảm khi ăn

Khi người bệnh bị ê buốt răng cửa sẽ có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến hàm răng của bạn. Hiện nay có 2 loại ê buốt răng cửa phổ biến thường gặp là: Ê buốt răng cửa khi bọc sứ và ê buốt răng cửa khi tẩy trắng răng.

Thông thường răng cửa hàm dưới sẽ dễ bị ê buốt hơn so với các răng còn lại. Đây cũng là một trong những bệnh lý phổ biến trong nha khoa thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể khiến triệu chứng nặng thêm và dẫn đến viêm tủy răng cửa.

Nguyên nhân gây ê buốt răng cửa

Thực tế, tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới do rất nhiều nguyên nhân tác động đến hàm răng gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa axit

Những loại quả ngon như: cam, bưởi, mận dứa,... có chứa hàm lượng axit cao. Vì vậy, những người có sở thích và thường xuyên ăn những loại đồ ăn này làm răng bị mài mòn, rất dễ gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt răng.

  • Sử dụng chất làm trắng răng

Hiện nay rất nhiều người sử dụng các thủ thuật tẩy trắng răng tại nhà hoặc một số loại kem đánh răng có chứa Peroxide. Đây là hoạt chất làm trắng răng nhanh chóng nhưng lại mài mòn men răng và có thể gây nên cảm giác ê buốt răng.

  • Chải răng sai cách

Việc chải răng đúng cách sẽ gúp loại bỏ mảng bám trên răng và vi khuẩn trong hoang miệng hiệu quả. Nhưng nếu thực hiện chải quá mạnh, qua lâu hay sử dụng bàn chải có đầu lông cứng lâu ngày cũng có thể làm tổn thương đến nướu và làm răng bị mài mòn rất nhiều. Điều này cũng làm cho răng nhạy cảm hơn với những đồ ăn, thức uống.

  • Viêm nướu, tụt lợi

Chức năng chính của mô nướu là bảo vệ chân răng và giúp răng đứng vững trên cung hàm. Nhưng phần nướu hay các mô mềm khi bị viêm nhiễm, sưng đỏ gây chảy máu chân răng và tổn thương đến dây chằng hỗ trợ răng cửa.

Điều này khiến cho bề mặt răng tiếp xúc trực tiếp với những kích thích nóng lạnh bên ngoài môi trường, từ đó gây ra tình trạng bị ê buốt răng cửa hàm dưới.

  • Mảng bám, vôi răng

Mảng bám rất dễ hình thành nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày sẽ tạo thành lớp dày vôi răng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng và gây suy yếu men răng nhanh chóng.

  • Thói quen nghiến răng

Nghe có vẻ như không liên quan đến vấn ê buốt răng cửa, nhưng việc nghiến răng làm cho 2 hàm răng liên tục cọ xát vào nhau. Với những người có tật nghiến răng khi ngủ sẽ làm cho các đầu răng bị mài mòn nhanh chóng, gây nên cảm giác ê buốt đau nhức rất khó chịu.

  • Răng bị sâu, sứt mẻ

Nếu răng cửa đã vỡ, sứt mẻ do chấn thương hoặc vi khuẩn sâu răng thì tỷ lệ rất cao lớp men răng đã bị mất. Nhiều trường hợp sâu răng nặng còn khiến tủy răng lộ ra ngoài gây ê buốt nghiêm trọng và kéo dài nếu không được xử lý kịp thời.

Chải răng sai cách cũng có thể gây ra tình trạng ê buốt hàm râng
Chải răng sai cách cũng có thể gây ra tình trạng ê buốt hàm râng

Để có thể biết được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê răng cửa của bản thân, cách tốt nhất là bạn tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ khám trực tiếp và tư vấn cụ thể hơn. Khi hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp tìm ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Bệnh ê buốt răng cửa ảnh có nguy hiểm không?

Thực tế, răng cửa ê buốt không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hay thẩm mỹ hàm răng của người bệnh. Nhưng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và để tình trạng ê buốt răng cửa kéo dài sẽ gây ra khó chịu và một số ảnh hưởng sau:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh bị ê buốt. Nhiều người bị mất tự tin trong giao tiếp và cơn đau nhức còn làm mất tập trung trong công việc.
  • Ê buốt răng cửa làm cho người bệnh có cảm giác ăn uống không còn ngon miệng như trước. Thậm chí còn lười ăn, ngại nhai đồ ăn vì khi ă nhai tình trạng ê buốt răng cửa sẽ nặng hơn. Trong nhiều trường hợp, người bệnh ăn uống không đủ chất dinh dưỡng còn gây ra các bệnh lý về tiêu hóa và dạ dày.
  • Cơn đau buốt răng cửa thường xuất hiện vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh có thể bị mất ngủ kéo dài gây mệt mỏi và tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Gây tổn thương đến  phần tủy răng và tăng nguy cơ mắc phải một số vấn đề răng miệng khác.
  • Khi răng bị ê buốt người bệnh sẽ phải hạn chế và từ bỏ một số loại trái cây chứa nhiều vitamin như cam, bưởi, dứa… tốt cho cơ thể.
  • Khiến người bệnh phải có chế độ ăn kiêng khem, từ bỏ những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: trái cây tươi, nước ép có vị chua.

Ê buốt răng lâu ngày gây ra tình trạng chán răng
Ê buốt răng lâu ngày gây ra tình trạng chán răng

Vì vậy, nếu thất bất kỳ triệu chứng răng ê buốt nào xuất hiện bạn đừng chủ quan mà hãy tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm sớm nhất, tránh gây biến chứng về sau.

Bài viết liên quan: Tẩy trắng răng bị ê buốt phải làm sao và cách khắc phục hiệu quả

Cách điều trị ê buốt răng cửa

Tình trạng ê buốt răng cửa khi đã phát hiện ra nguyên nhân chính xác, lúc này bạn cần có những phương pháp điều trị để có thể khắc phục được tình trạng này hiệu quả để tránh bị tái phát trở lại, cụ thể như sau:

Điều trị tại nhà

Tình trạng ê buốt răng cửa mới khởi phát, diễn ra ở thể nhẹ và bạn chưa thể đến gặp nha sĩ hãy tham khảo áp dụng một số cách thức giảm ê buốt răng tạm thời tại nhà như sau:

  • Súc miệng với nước muối

Đây là một trong những cách đơn giản nhất mà  bất cứ ai cũng có thể thực hiện được để vệ sinh răng miệng. Muối có tính sát khuẩn, chống viêm rất tốt nên thường được dùng súc miệng để ngăn chặn răng ê buốt, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm an toàn.

Cách thực hiện: Hòa tan ½ thìa cà phê muối với nước ấm. Dùng nước muỗi loãng súc miệng rong vòng 5 – 10 phút rồi nhổ ra. Bạn có thể lặp lại cách này nhiều lần trong ngày sau khi đã chải răng sạch sẽ.

  • Tinh dầu đinh hương

Trong tinh dầu đinh hương chứa hoạt chất có khả năng giảm đau nhức và kháng khuẩn tự nhiên tên là eugenol. Thành phần eugenol có trong tinh dầu đinh hương thường cao gấp 20 lần các thảo dược khác. Vì thế, mẹo dân gian sử dụng đinh hương để trị ê buốt răng được áp dụng rất phổ biến hiện nay.

Cách thực hiện: Trộn đều 2 - 3 giọt tinh dầu đinh hương với ½ thìa cà phê dầu ô liu. Thoa trực tiếp hỗn hợp này lên răng cửa bị ê buốt 3 - 4 lần/tuần để thấy triệu chứng e e buốt được thuyên giảm. Ngoài ra,  có thể thấm tinh dầu đinh hương kết hợp oliu bằng một miếng bông sạch rồi ngậm miếng bông này vào vị trí bị ê buốt răng.

Tinh dầu đinh hương có tác dụng giảm đau nhanh chóng
Tinh dầu đinh hương có tác dụng giảm đau nhanh chóng

Lưu ý: Tinh dầu đinh hướng có tính nóng nên nếu dùng không cẩn thận sẽ gây bỏng rát, rộp miệng. Vì vậy, bạn tuyệt đối không bôi trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên răng.

  • Dùng lá ổi non

Lá ổi non có thể tìm thấy ở bất kỳ khu vườn nào. Mọi người thường biết đến lá ổi với tác dụng điều trị mụn nhọt, bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, hợp chất astringents có trong lá ổi còn có công dụng ngăn ngừa các triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm của các bệnh răng miệng rất hiệu quả. Đây được coi là phương pháp chữa chứng ê buốt răng cửa hàm dưới an toàn, có thể dùng cho cả mẹ bầu, trẻ nhỏ.

Cách thực hiện: Lá ổi non rửa sạch, cho vào xay hoặc giã nát cùng với chút muối biển. Sau đó, cho nước lọc vào khuấy đều rồi lọc bỏ bã thu lấy nước dùng để súc miệng hàng ngày. Kiên trì thực hiện sau 1 tuần bạn sẽ thấy dung dịch này có tác dụng đánh bay cơn ê buốt răng cực kỳ bất ngờ. Bạn có thể kết bảo quản nước lá ổi trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng hàng ngày.

Những phương pháp trên đây đều thực hiện rất đơn giản với nguyên liệu dễ kiếm ở xung quanh bạn. Bạn cũng có thể kết hợp một số mẹo dân gian với nhau để tăng hiệu quả. Tuy nhiên nếu thực hiện trong thời gian dài mà không thấy triệu chứng e buốt thuyên giảm, người bệnh cần ngưng lại để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Sử dụng thuốc Tây y

Ê buốt răng cửa nên uống thuốc gì sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Nha sĩ sẽ căn cứ vào mức độ ê buốt để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả cao nhất.

Trên thực tế không có loại thuốc Tây y nào có thể điều trị dứt điểm chứng ê buốt răng cửa hàm dưới mà chỉ có một số loại gel dạng bôi răng giúp kiểm soát bệnh tạm thời. Trong đó Vecni Flour là loại gel trị ê buốt răng phổ biến nhất được nha sĩ khuyên dùng. Người bệnh chỉ cần bôi trực tiếp gel lên bề mặt răng bị ê buốt, sau đó chờ dung dịch khô thì súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi vệ sinh răng miệng và tối trước khi ngủ.

Thuốc Tây y chữa viêm lợi cần có sự chỉ định của bác sĩ
Thuốc Tây y chữa ê buốt răng cửa cần có sự chỉ định của bác sĩ

Bên cạnh đó, với những trường hợp ê buốt răng gây đau nhức, khó chịu kéo dài. Bác sĩ có thể kê đơn một số tên thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau tại chỗ: thuốc chó chứa thành phần paracetamol, thuốc kháng sinh như amoxicylin, spiramycin,...
  • Nhóm thuốc kháng sinh beta lactam,  metronidazol tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng, từ đó giảm triệu chứng ê buốt nhanh chóng.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý mua uống tại nhà những loại thuốc này nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Những lưu ý khi chăm sóc răng bị ê buốt

Nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng nói chung và ê buốt răng nói riêng thường do chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống bạn cần chú ý:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Thực hiện việc chải răng đúng cách theo nha sĩ hướng dẫn, nhẹ nhàng chải từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ để bảo vệ men răng tốt nhất.
  • Sử dụng loại kem đánh răng chuyên dụng dành riêng cho răng nhạy cảm hoặc chứa khoáng chất Fluor để tăng cường men răng
  • Nên dùng loại bàn chải có đầu lông mềm mại để hạn chế gây tổn thương đến răng nướu và làm mài mòn men răng.
  • Bên cạnh đó không quên đổi bàn chải định kỳ 3 tháng 1 lần, hạn chế vi khuẩn phát triển gây ra bệnh răng miệng.

Thay đổi thói quen ăn uống

  • Theo các bác sĩ, người bị ê buốt răng cửa hay ê buốt răng hàm đều nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để cung cấp đầy đủ vitamin C, D và khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời những chất xơ trong các loại thực phẩm nguồn gốc từ thực vật này cũng có tác dụng làm sạch lớp mảng bám trên bề mặt răng. .
  • Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu canxi, và flour thúc đẩy quá trình tái khoáng men răng ngay từ trong cơ thể như: cá, tôm, cua trứng, sữa, nho khô.
  • Tránh ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay quá chua như: ớt, tiêu, chanh, lẩu nướng,...  cũng như các loại nước ngọt và đồ ăn chứa nhiều axit. Tất cả đề không tốt cho men răng nên cần hạn chế tối đa việc sử dụng.
  • Tuyệt đối không dùng răng cửa để cắn các đồ ăn dai, cứng. Bởi điều này sẽ khiến tình trạng đau buốt trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị ê nhức răng nên ăn nhiều rau xanh
Người bị ê nhức răng nên ăn nhiều rau xanh

Loại bỏ những thói quen xấu

  • Nếu có thói quen nghiến răng, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến vùng răng ê buốt.
  • Với những ai thường xuyên hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu,... cũng cần ngưng lại trong quá trình điều trị ê buốt răng.

Thăm khám nha khoa định kỳ

  • Tới nha khoa làm sạch răng và lấy cao răng ít nhất 3 - 6 tháng mỗi lần để đảm bảo răng miệng luôn được giữ sạch.
  • Việc khám răng định kỳ cũng giúp phát hiện ra các bệnh lý răng miệng và có biện pháp xử lý sớm nhất.

Qua những thông tin tổng quan về tình trạng ê buốt răng cửa được chia sẻ trên đây, hy vọng bạn sớm phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng cho bản thân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề răng miệng cần giải đáp, hãy để lại bình luận dưới bài viết. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309