Trám Sứ Inlay/Onlay Là Gì, Ưu – Nhược Điểm Và Quy Trình Thực Hiện

Trám sứ Inlay/Onlay đang là phương pháp nha khoa nổi bật được khách hàng quan tâm tìm hiểu trong thời gian gần đây. Mặc dù chi phí cho phương pháp này tương đối cao, thậm chí ngang bằng với bọc răng sứ nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn. Để biết được lý do và những thông chi tiết khác về kỹ thuật trên, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tìm hiểu trám Inlay/Onlay là gì?

Trước khi quyết định có nên lựa chọn trám sứ Inlay/Onlay không, chắc chắn bạn cần tìm hiểu những thông tin cơ bản của phương pháp. Theo các chuyên gia nha khoa, Inlay/Onlay là phương pháp sử dụng miếng trám đúc sẵn để lấp đầy vị trí răng bị tổn thương.

Cả hai phương pháp trên đều được biến thể từ phương pháp hàn trám răng truyền thống giúp khắc phục tình trạng răng sâu, răng bị vỡ, mẻ nhưng chưa ảnh hưởng đến múi răng. Miếng trám Inlay/Onlay được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhau composite, sứ, kim loại hoặc titan.

Inlay/Onlay là phương pháp sử dụng miếng trám đúc sẵn để lấp đầy vị trí răng bị tổn thương
Inlay/Onlay là phương pháp sử dụng miếng trám đúc sẵn để lấp đầy vị trí răng bị tổn thương

Trong đó:

  • Trám Inlay phù hợp với răng bị vỡ ở một bề mặt, bác sĩ sẽ dùng một miếng trám được đúc sẵn đặt vào trong đỉnh múi răng.
  • Trám Onlay thường được chỉ định trong trường hợp răng tổn thương từ 2 mặt trở lên. Miếng trám được thiết kế riêng phù hợp với múi răng đang bị tổn thương.

Khi nào nên thực hiện trám răng Inlay/Onlay?

Thực tế trám sứ Inlay/Onlay thường chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt bởi kỹ thuật này khá phức tạp và có chi phí cao hơn các vật liệu hàn trám răng thông thường. Cụ thể các trường hợp nên áp dụng dịch vụ là:

  • Răng bị tổn thương nặng và mất nhiều mô cứng nên áp dụng phương pháp này thay vì hàn trám thông thường. Bởi Inlay/Onlay có khả năng tạo hình còn các vật liệu khác chỉ mang đến hiệu quả che phủ và lấp đầy các hố rãnh và lỗ sâu.
  • Trường hợp răng bị hư hại và tổn thương nặng, các bạn nên lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên lưu ý khi đang bị viêm nhiễm cấp thì cần kiểm soát nhiễm trùng trước, sau đó mới thực hiện, tránh xảy ra rủi ro, biến chứng.
  • Bên cạnh đó, nếu miếng trám răng bị bong tróc nhiều lần các bạn nên xem xét áp dụng phương pháp này. Bởi áp dụng Inlay/Onlay sẽ giúp tăng độ bền, hạn chế tình trạng nham nhở miếng trám và bong ra sau một thời gian sử dụng.

Ưu – nhược điểm của trám sứ Inlay/Onlay

Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều người trước khi quyết định lựa chọn phương pháp. Vậy trám sứ Inlay/Onlay có ưu – nhược điểm gì, cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

Màu sắc và hiệu ứng phản quang của miếng trám như răng tự nhiên
Màu sắc và hiệu ứng phản quang của miếng trám như răng tự nhiên

Ưu điểm

Những ưu điểm nổi bật của phương pháp phải kể đến là:

  • Tính thẩm mỹ cao: Màu sắc và hiệu ứng phản quang của miếng trám như răng tự nhiên, hơn nữa nhờ công nghệ CAD/CAM, trám sứ Inlay/Onlay còn mang đến cấu trúc phù hợp nhất với răng thật. Tất cả những điều này giúp tạo nên một chiếc răng nguyên vẹn như chưa từng bị tổn thương, rất khó phát hiện trước.
  • Không xâm lấn răng thật: Đây được xem là ưu điểm lớn nhất của trám sứ Inlay/Onlay. Mặc dù khi thực hiện phương pháp này vẫn cần mài răng. Tuy nhiên tỷ lệ vô cùng ít, không chỉ giúp bảo vệ răng thật một cách tối đa mà còn giúp ngăn ngừa việc xâm lấn.
  • Tuổi thọ cao, độ liên kết tốt: Nhờ công nghệ CAD/CAM, miếng trám có khả năng liên kết chặt chẽ với răng thật, đặc biệt phù hợp với cấu trúc răng bị tổn thương nhưng chưa có phần răng hỏng nhất định. Với độ che phủ gần như tối đa sẽ giúp lấp đầy khoảng trống, các vi khuẩn gây hại không có vi khuẩn sinh sôi hay mảng bám tồn đọng. Chính vì vậy có thể mang đến tuổi thọ từ 15 – 20 năm, giúp tiết kiệm nhiều thời gian tái khám.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện: Với mức chi phí nhỏ hơn và thời gian thực hiện ngắn hơn, bạn vẫn có cơ hội sở hữu bộ răng trắng đều hoàn mỹ với phương pháp Inlay/Onlay.
  • Dễ dàng vệ sinh răng miệng: Trong trường hợp răng bị sâu, tổn thương thì cấu trúc răng miệng sẽ không hoàn chỉnh, điều này làm việc vệ sinh răng miệng nhiều bước và tốn thời gian hơn. Tuy nhiên, với miếng trám Inlay/Onlay răng bị mẻ cũng hóa “răng lành”. Nhờ đó, việc vệ sinh răng miệng dễ dàng và đơn giản hơn.

Nhược điểm

Nhược điểm của phương pháp trám sứ thẩm mỹ Inlay/Onlay là với những trường hợp sử dụng chất liệu nhựa sau một thời gian sẽ đổi màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Mặc dù được đánh giá cao, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo người dùng tốt nhất chỉ nên áp dụng cho trường hợp sâu hoặc mẻ, vỡ nhẹ.

6 bước cơ bản trong quy trình trám răng Inlay/Onlay

Phương pháp trám sứ Inlay/Onlay là một kỹ thuật tương đối phức tạp hơn so với trám răng bằng các vật liệu thông thường. Được biệt kỹ thuật này sẽ tạo hình miếng trám bằng chất liệu chuyên dụng, sau đó đặt vào mô răng khiếm khuyết để phục hồi hình thể, cũng như màu sắc cho răng.

Thăm khám, chụp phim và tư vấn với bác sĩ
Thăm khám, chụp phim và tư vấn với bác sĩ

Quy trình thực hiện phương pháp này sẽ diễn ra trong 2 buổi hẹn, mỗi buổi kéo dài từ 30 – 45 phút với 6 bước cơ bản dưới đây:

  • Bước 1 – Thăm khám, chụp phim và tư vấn: Trước khi can thiệp thực hiện phương pháp này, bác sĩ cần thăm khám tổng quan và cho người bệnh chụp phim X quang để đánh giá cấu trúc răng hàm của bệnh nhân. Đồng thời qua hình ảnh thu được, bác sĩ cũng có thể xác định mức độ tổn thương của răng, từ đó xem xét lựa chọn phương pháp hàn trám phù hợp nhất.
  • Bước 2 – Vệ sinh răng miệng và gây tê: Vệ sinh răng miệng là việc bắt buộc cần làm trước khi can thiệp bất kì thủ thuật nha khoa nào. Tùy vào tình trạng răng miệng từng người, bác sĩ sẽ làm sạch mảng bám và lấy cao răng (nếu cần). Đồng thời khi trám Inlay/Onlay cần tạo xoang trám, nhưng bước này có thể gây đau nhức vì vậy sau khi làm sạch răng miệng, bác sĩ tiến hành gây tê vùng thực hiện thủ thuật.
  • Bước 3 – Tạo xoang trám: Bước này nhằm mục đích đảm bảo miếng trám tương thích hoàn toàn với mô răng khiếm khuyết và hư tổn. Bác sĩ dùng mũi khoan để làm các mô viêm nhiễm bị mục nát, sau đó sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn. Việc tạo xoang trám sẽ giúp trám Inlay/Onlay diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Còn nếu không tiến hành việc chế tác sẽ mất nhiều thời gian và miếng trám có thể không tương thích được với mô răng bị khiếm khuyết, hư hại.
  • Bước 4 – Lấy dấu hàm: Sau khi tạo xoang xong, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để chế tác miếng trám Inlay/Onlay. Tùy vào tình trạng và khả năng tài chính của người bệnh để lựa chọn chế tác bằng sứ, composite, kim loại hay nhựa.
  • Bước 5 – Gắn miếng trám Inlay/Onlay: Thời gian thực hiện chế tác Inlay/Onlay thường từ 2 – 3 ngày. Chính vì vậy, sau khi lấy dấu hàm, bạn có thể quay về nhà. Trong thời gian này, bác sĩ thường sẽ dùng vật liệu trám tạm để hạn chế cảm giác đau nhức và ê buốt cho người bệnh trong quá trình ăn uống. Sau đó, khi miếng trám Inlay/Onlay hoàn tất, bác sĩ sẽ gắn lên răng cho người bệnh bằng keo dán chuyên dụng. Để tăng liên kết giữa keo, răng và miếng trám công nghệ Laser được ứng dụng.
  • Bước 6 – Hướng dẫn cách chăm sóc: Phương pháp trám Inlay/Onlay được đánh giá là giải pháp phục hình thẩm mỹ hiệu quả cao. Tuy nhiên để đảm bảo độ bền của miếng trám, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số cách chăm sóc răng miệng và những lưu ý trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.

Trám Inlay/Onlay khoảng bao nhiêu tiền?

Phương pháp trám sứ Inlay/Onlay có đắt không hay trám Inlay/Onlay giá bao nhiêu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thực tế chi phí thực hiện phương pháp phục hình thẩm mỹ này tương đối cao, ngang bằng tầm giá với với một chiếc răng sứ giá tầm trung.

Tại mỗi cơ sở nha khoa và tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, giá thực hiện trám sứ Inlay/Onlay sẽ khác nhau. Tuy nhiên trung bình với các vật liệu trám cơ bản khi thực hiện phương pháp này, mức giá sẽ nằm trong khoảng 600.000 – 6.000.000 đồng. Cụ thể:

  • Trám sứ Inlay/Onlay sử dụng vật liệu composite giá khoảng 600.000 – 1.000.000 đồng.
  • Trám sứ Inlay/Onlay bằng vật liệu kim loại chi phí từ 1.500.000 – 2.500.000 đồng.
  • Trám sứ Inlay/Onlay dùng vật liệu titan giá trung bình từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
  • Trám sứ Inlay/Onlay sử dụng vật liệu sứ chi phí khá cao khoảng 5.000.000 – 6.000.000 đồng.

Giải đáp 2 thắc mắc khác liên quan đến trám sứ Inlay/Onlay

Để giúp người đọc hiểu hơn về phương pháp trám sứ Inlay/Onlay và lựa chọn được loại hình phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp một số thắc mắc khác liên quan, cùng đáp án ngay dưới đây:

Nên lựa chọn trám Inlay/Onlay hay bọc răng sứ?

Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế, cùng như nhu cầu của khách hàng, khi đi khám bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên thực hiện trám Inlay/Onlay hay bọc răng sứ là tối ưu nhất. Được biết trám Inlay/Onlay thường áp dụng trong trường hợp tổn thương chưa sâu và chưa vào đến tủy răng.

Nên lựa chọn trám Inlay/Onlay hay bọc răng sứ
Nên lựa chọn trám Inlay/Onlay hay bọc răng sứ

Ưu điểm nổi bật hơn cả của phương pháp trám Inlay/Onlay so với bọc răng sứ chính là quy trình thực hiện ít xâm lấn hơn, không cần mài răng nhiều nhờ đó giúp bạn bảo tồn được răng thật một cách tối đa. Trong khi đó bọc răng sứ sẽ cần mài khá nhiều để chụp mão sứ lên trên.

Tuy nhiên, với những trường hợp hư tổn hay răng sâu hỏng gần hết toàn bộ chiếc răng, việc trám Inlay/Onlay gần như không thể trả lại được chiếc răng hoàn hảo như ban đầu. Chính vì lý do này, trong một vài trường hợp cần bọc sứ để bảo vệ, cũng như phục hồi chức năng của răng một cách tối ưu.

Cùng với Inlay/Onlay, vật liệu trám răng nào khác đang được sử dụng phổ biến?

Bên cạnh trám răng sứ Inlay/Onlay, các bạn cũng có thể tham khảo lựa chọn một số vật liệu trám khác dưới đây. Mỗi loại đều có ưu – nhược điểm riêng, để chọn được vật liệu phù hợp nhu cầu và tình trạng răng miệng của bản thân, bạn nên tìm hiểu kỹ càng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

  • Composite: Ưu điểm chung của trám răng composite là tính thẩm mỹ cao với màu trắng ngà tương tự răng tự nhiên. Bởi vậy rất phù hợp để dùng cho những vị trí răng dễ thấy như răng cửa. Tuy nhiên, độ bền của miếng trám này không cao bằng các vật liệu trám khác, trung bình tuổi thọ chỉ khoảng 5 năm.
  • Amalgam: Trám amalgam còn gọi là trám bạc, là kỹ thuật nha khoa có từ lâu đời với chi phí thực hiện thấp nhất trong các vật liệu trám hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này chính là độ bền tốt, có thể chịu được lực nhai lớn. Tuy nhiên tính thẩm mỹ của phương pháp không cao và màu sắc của vật liệu không giống với màu răng tự nhiên.
  • Kim loại quý: Phương pháp này thường sử dụng chất liệu vàng để tăng thêm độ cứng chắc cho miếng trám. Hơn nữa trám răng vàng mang lại vẻ sang trọng, ít bị mài mòn hơn so với các vật liệu khác. Điểm hạn chế là chi phí thực hiện khá cao và bạn cần đến nha khoa ít nhất 2 lần mới có thể hoàn thành quy trình trám răng.
  • Chất liệu GIC: Chất liệu này làm từ polyacrylic axit và fluoro aluminosilicate – thành phần của thủy tinh. Ưu điểm chính là GIC chứa fluor, vì vậy có không chỉ giúp phục hình răng thẩm mỹ mà còn có khả năng ngăn chặn tình trạng sâu răng trở nặng hơn. Đồng thời vật liệu trám này gắn rất chặt vào răng, nhờ đó giảm thiểu việc bị nứt ở chỗ vết trám. Tuy nhiên, nhược điểm chính là màu sắc không giống màu răng tự nhiên.

Một số lưu ý cần nhớ trước và sau khi trám Inlay/Onlay

Mặc dù trám răng không phải là phương pháp chỉnh nha phức tạp, tuy nhiên bạn cần có sự chuẩn bị trước khi thực hiện, cũng như lưu ý các vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng sau khi trám để có nụ cười hoàn hảo nhất. Cụ thể như sau:

Một số lưu ý cần nhớ trước và sau khi trám Inlay/Onlay
Một số lưu ý cần nhớ trước và sau khi trám Inlay/Onlay
  • Trước khi trám răng sứ Inlay/Onlay thành công, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng để giúp cho các quá trình tiếp theo thuận lợi hơn. Trong đó quan trọng nhất chính là bước lựa chọn địa chỉ thực hiện. Các bạn nên đến nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và sở hữu hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, tân tiến hàng đầu.
  • Trước khi đến nha khoa và để chuẩn bị cho ca trám, các bạn nên vệ sinh răng miệng ngay từ nhà. Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh, điều này còn giúp tiết kiệm thời gian thực hiện.
  • Sau khi trám răng Inlay/Onlay xong, miếng trám cần có đủ thời gian để kết dính với răng thật, chính vì vậy người bệnh không nên ăn ngay. Trung bình cần chờ khoảng 2 – 3 tiếng sau để miếng trám có thời gian đông cứng lại hoàn toàn.
  • Đồng thời tránh sử dụng thức ăn quá cứng, quá dai hay quá nóng/lạnh. Bởi miếng trám răng còn yếu, chưa thể thích nghi ngay với lực nhai, cắn của những chiếc răng trưởng thành. Do đó việc hạn chế nhóm thức ăn trên là vô cùng cần thiết để bảo vệ độ bền cho răng trám.
  • Thực hiện vệ sinh răng nhẹ nhàng sau khi trám, không nên tác động mạnh, tránh làm bong, rơi miếng trám ra bên ngoài.
  • Ngoài ra, nếu bạn phát hiện điểm bất thường như miếng trám nhô lên, gập ghềnh hay không cảm thấy thoải mái thì cần báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý, tráng để gây ra viêm nhiễm làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về dịch vụ trám sứ Inlay/Onlay, hy vọng hữu ích với người đọc. Mong rằng qua đây, các bạn sẽ hiểu hơn về phương pháp, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn, phù hợp với tình trạng của bản thân, nhanh chóng có được nụ cười hoàn hảo như ước muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.

Để lựa chọn được phòng khám tốt bạn cần dựa vào các tiêu chí như nhân lực, công nghệ,...
Tẩy Trắng Răng

Hiện nay, tẩy trắng răng đang được đánh giá là dịch vụ nha khoa được...

Bọc Răng Sứ Là Gì, Có Đau Không Và Những Thông Tin Cụ Thể Khác?
Bọc Răng Sứ

Phục hình răng thẩm mỹ là một trong những hình thức làm đẹp nha khoa...

Trồng răng bắc cầu là giải pháp giúp khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt
Trồng Răng Bắc Cầu

Đối với trường hợp bị mất răng, việc trồng răng bắc cầu đang được biết...

Niềng răng

Hiện nay, niềng răng chỉnh nha không còn xa lạ với tất cả mọi người....

Niềng invisalign
Niềng Răng Invisalign

Niềng răng Invisalign là sự phát triển vượt bậc trong công nghệ thẩm mỹ, cụ...

Niềng răng mắc cài sứ - Thông tin cần quan tâm
Niềng Răng Mắc Cài Sứ

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp niềng răng được đánh giá cao về...

Hệ thống cơ sở
VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH

LK 56, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - NewGate Tân Phú - Cơ sở TPHCM : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

ViDental - NewGate Quận 1 : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

ViDental – Yteeth : Lô 13, khu đấu giá Tân Triều, Thanh Trì, Hà Đông, Hà Nội

ViDental - LK 56 Thành phố Giao lưu : LK 56, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

ViDental - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo