Đau Răng Khi Uống Nước Lạnh: Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Nhanh Chóng

Đau răng khi uống nước lạnh có thể do nhiều nguyên nhân [1]. Dưới đây là một số lý do và cách khắc phục:

  1. Răng nhạy cảm: Răng nhạy cảm có thể khiến bạn cảm thấy đau khi uống nước lạnh. Sản phẩm chứa fluoride có thể giúp giảm tình trạng này [2].

  2. Răng bị ê buốt: Răng bị ê buốt khi uống nước lạnh có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ răng sâu đến việc sử dụng nước đá quá thường xuyên. Cần thăm bác sĩ nha khoa để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp [3].

  3. Chăm sóc nướu: Vấn đề nướu như viêm nướu cũng có thể gây đau răng khi tiếp xúc với nước lạnh. Hãy duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm nguy cơ này.

Lưu ý rằng việc tự chẩn đoán không thay thế cho tư vấn của bác sĩ. Đối diện với tình trạng này, việc thăm nha sĩ để được đánh giá và điều trị là quan trọng.

Nguyên nhân đau răng khi uống nước lạnh

Uống nước lạnh bị đau răng là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp một số vấn đề về sức khỏe răng miệng, cụ thể như:

Mòn cổ răng

Mòn cổ răng là hiện tượng phần chân răng được bao bọc xung quanh lợi dần bị bào mòn, tạo thành các lỗ hở ở những kẽ răng. Hiện tượng này khiến lớp men răng mất đi, ảnh hưởng đến tủy răng gây nên hiện tượng răng đau nhức. Khi bạn uống nước đá lạnh sẽ kích thích vào các dây thần kinh trong tủy răng gây đau buốt khó chịu.

Mòn cổ răng thường bị ở các khu vực răng hàm nhỏ, răng nanh, răng cửa, chúng xuất hiện không mấy rõ ràng và khiến chúng ta chủ quan, cho đến khi nặng mới điều trị, lúc này, nguy cơ mủn răng, gãy răng là rất cao.

Mòn cổ răng làm giảm men răng gây ê buốt răng khi uống nước lạnh
Mòn cổ răng làm giảm men răng gây ê buốt răng khi uống nước lạnh

Sâu răng

Bệnh sâu răng khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ đến người trưởng thành, do quá trình ăn uống và vệ sinh cá nhân mỗi ngày không đảm bảo. Vệ sinh kém dẫn đến xuất hiện những mảng bám ở trên răng, lâu ngày mảng bám tích tụ thành cao răng, tạo thành nơi để vi khuẩn trú ngu và xâm nhập tấn công các tổ chức răng miệng khác. 

Đa phần khi bị đau nhức chúng ta mới phát hiện ra mình bị sâu răng. Bởi răng chúng ta bị sâu khi vi khuẩn tấn công vào tuỷ răng, gây nứt và tạo thành những lỗ hổng màu đen trên răng, khi uống nước lạnh sẽ bị đau răng do chúng tác động trực tiếp vào hệ thống thần kinh.

Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính làm răng bị đau
Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính làm răng bị đau

Viêm lợi

Viêm lợi biểu hiện với các triệu chứng như: lớp lợi bao bọc quanh chân răng bị sưng tấy, nếu nặng hơn có thể nổi thành các mụn mủ, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến cả hàm răng. Ngoài gây đau nhức răng chúng còn khiến miệng có mùi hôi khó chịu.

Người bệnh thường chủ quan với tình trạng viêm lợi đến khi lợi có diễn biến nặng hơn. Lúc này việc xử lý vô cùng khó khăn, nếu để lâu có thể dẫn đến các bệnh khác về răng miệng như viêm nha chu, tiêu xương,… 

Thay đổi màu sắc ở lợi báo hiệu tình trạng sức khoẻ của bản thân
Thay đổi màu sắc ở lợi báo hiệu tình trạng sức khoẻ của bản thân

Viêm tủy

Tủy răng là nơi liên kết các hệ thống thần kinh tạo cảm giác, mùi vị khi chúng ta xử lý thức ăn. Khi răng xảy ra vấn đề, vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất là tủy răng. Nếu tình trạng đau chân răng khi uống nước lạnh kéo dài, gây mất cảm giác có thể người bệnh đang gặp vấn đề về tủy răng. Triệt tủy là phương pháp xử lý cuối cùng nếu răng bị tổn thương nặng, không thể phục hồi. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh, khi triệt tủy đồng nghĩa với việc ngắt kết nối hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Tác dụng phụ khi sử dụng các kỹ thuật nha khoa

Bất kì sự đụng chạm nào từ nha khoa đều có thể là nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau buốt răng:

  • Tẩy trắng răng: Hiện nay, nhu cầu sở hữu hàm răng trắng sáng dần trở nên phổ biến, đặc biệt với những người răng bị xỉn màu, ố vàng do quá trình sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh lợi ích giúp người bệnh có hàm răng trắng sáng và tự tin hơn khi giao tiếp thì tẩy trắng răng cũng gây nên rất nhiều phiền toái về sau. Dù là sử dụng phương pháp tẩy răng nào cũng không thể tránh khỏi việc sử dụng các chất tẩy mạnh để loại bỏ những vết ố xỉn màu trên răng, điều này làm bào mòn lớp men răng tự nhiên. Do đó, sau khi làm răng 1-2 tuần sẽ xuất hiện tình trạng ê buốt răng. Đặc biệt, ê răng khi uống nước lạnh là dấu hiệu nhận thấy rõ rệt nhất.
  • Bọc răng sứ: Biện pháp này cũng khá phổ biến đối với những người có hàm răng xấu hoặc răng bị sứt mẻ do tai nạn, va chạm mạnh muốn thay đổi vẻ bề ngoài của răng,. Để bọc răng sứ, bác sĩ cần mài lớp men răng để có thể đặt phần răng sứ vào vị trí răng bị khuyết. Điều này làm lớp men răng tự nhiên bị mòn đi, dễ ảnh hưởng đến lớp ngà răng và tác động vào tủy răng gây ê buốt.

Cách khắc phục nhanh chóng đau nhức răng khi uống nước lạnh

Nếu xuất hiện tình trạng nhức răng khi uống nước lạnh,  người bệnh không được chủ quan, cần tìm hướng điều trị để hạn chế cơn đau kéo dài. 

Điều trị đau nhức răng tại nhà

Dưới đây là một số cách để điều trị răng tại nhà hiệu quả:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Cách tốt nhất để bảo vệ răng miệng khỏi những cuộc tấn công của vi khuẩn là vệ sinh răng miệng hằng ngày, không chỉ 2 lần sáng tối, mà nên vệ sinh cả sau mỗi lần ăn uống. Bên cạnh đó, sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp kết hợp cùng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm cũng giúp hiệu quả giảm thiểu ê buốt, đau răng khi uống nước lạnh tốt hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng và điều trị đau răng hiệu quả
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng và điều trị đau răng hiệu quả

Súc miệng bằng nước muối

Độ Ph trong muối sẽ giúp diệt khuẩn hiệu quả, mỗi ngày người bệnh chỉ cần pha một chút nước ấm cùng một chút muối để súc miệng cũng giúp hàm răng sạch sẽ và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào răng và gây ra những vấn đề về răng miệng.

Uống lá trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa các hoạt chất giúp đánh bay vi khuẩn xuất hiện tại các mảng bám ở răng, và có khả năng giảm mùi hôi ở miệng rất hiệu quả. Điều này được minh chứng bởi, rất nhiều nhà sản xuất kem đánh răng lựa chọn lá trà xanh là tinh chất quan trọng trong bảng thành phần.

Cách dùng: Các bước để hãm lá trà xanh 

  • Lấy một nắm lá trà xanh vò sạch cùng nước 
  • Hãm cùng với nước sôi và dùng để uống thay nước lọc giúp giúp thanh mát, giải nhiệt cơ thể vừa hạn chế được tình trạng đau nhức răng.
Trà xanh có tác dụng hiệu quả trong việc sát khuẩn
Trà xanh có tác dụng hiệu quả trong việc sát khuẩn

Đinh hương

Đinh hương chứa hợp chất Eugenol là một loại chất có tác dụng gây tê tự nhiên cực mạnh. Sử dụng đinh hương sẽ giúp người bệnh giảm tình trạng đau nhức răng hiệu quả và nhanh chóng. Hơn nữa, trong thành phần đinh hương cũng chứa các chất giúp ức chế vi khuẩn và kháng viêm hiệu quả nên rất hữu dụng với các tình trạng răng ê buốt.

Cách sử dụng: Sử dụng 2- 3 giọt tinh dầu đinh hương pha cùng nước ấm sau đó súc miệng sáng tối để đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng tỏi

Tỏi là gia vị không thể thiếu trong mâm cơm gia đình Việt, thành phần của tỏi chứa các chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng ức chế hơn 70 loại vi khuẩn có hại. Do đó, tỏi được biết đến với rất nhiều công dụng, chúng có thể sát trùng và giảm đau hiệu quả. Nếu cơn đau buốt răng xuất hiện, ăn tỏi sẽ làm giảm tình trạng ê buốt nhanh chóng. Ngoài ra, để phòng chống bệnh đau răng ăn tỏi mỗi ngày là cách đơn giản và dễ dàng loại bỏ cảm giác đau nhức khó chịu.

Đau răng khi uống nước lạnh
Tỏi là vị thuốc chữa ê buốt răng hiệu quả

Người bệnh có thể ăn tỏi trực tiếp, hoặc đem tỏi kết hợp với các gia vị như gừng, muối để tăng thêm tính hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trong khoang miệng. Tuy nhiên, tỏi có mùi vị khá nồng, sau khi sử dụng xong cần vệ sinh răng miệng để tránh mùi hôi khó chịu ám người bệnh cả ngày.

Điều trị đau răng tại cơ sở y tế

Những biện pháp điều trị tại nhà chỉ là phương pháp chữa cháy tại thời điểm đau buốt. Sau một tuần cơn đau vẫn kéo dài, người bệnh không được chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và nghe bác sĩ đưa ra lời khuyên về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình.

Xem thêm: Đau răng khôn: Nguyên nhân, giải pháp và những điều cần lưu ý

Thăm khám răng miệng định kỳ là cách ngăn ngừa các bệnh về lợi, nướu hiểu quả
Thăm khám răng miệng định kỳ là cách ngăn ngừa các bệnh về lợi, nướu hiểu quả

Nếu răng gặp vấn đề, cần điều trị người bệnh cần phải tuân thủ trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, một số phương pháp điều trị giảm đau nhức răng:

  • Điều trị sâu răng: Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể xử lý bằng các biện pháp nha khoa như trám răng để hồi phục lại hình dáng và chức năng ăn nhai.  Trong trường hợp, răng sâu đã xâm lấn vào tủy, gây sưng viêm, phù nề. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu. Sau khi nhổ răng, người bệnh bắt buộc phải trồng răng giả để không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. 
  • Điều trị viêm lợi: Viêm lợi khi mới hình thành, việc điều trị khá dễ dàng, chỉ cần lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ các mảng bám dư thừa trên răng, loại bỏ vi khuẩn có trong răng. Viêm lợi nặng hơn như sưng, phì đại lợi, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt lớp phì đại lợi để tái tạo lại lợi mới, giúp chắc khỏe và sạch sẽ hơn.
  • Điều trị viêm tủy: Khi răng có dấu hiệu sưng tấy, đau buốt kéo dài, rất có thể, tủy răng của người bệnh đang có vấn đề. Để điều trị dứt điểm viêm tủy, bác sĩ sẽ cần xác định chính xác mức độ nặng nhẹ của khu vực bị viêm, để diệt tủy 1 phần hay toàn bộ tủy ở chiếc răng đó, hạn chế độ lây lan, làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Điều trị mòn cổ răng: Tùy vào độ tuổi già hay trẻ và độ bào mòn của cổ răng, để đưa ra hướng điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp trám răng để phục hồi răng, duy trì tính thẩm mỹ và bảo vệ phần chân răng tốt nhất.
  • Lấy cao răng: Đây là biện pháp đơn giản để làm sạch các mảng bám trên răng, khiến vi khuẩn không có nơi để trú ngụ, khiến vi khuẩn không còn chỗ để lây lan, giảm tình trạng đau nhức răng hiệu quả.
  • Khám răng định kỳ: Lời khuyên của các bác sĩ là nên đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần để làm sạch và sớm phát hiện những vấn đề về răng miệng. 

Đau răng khi uống nước lạnh có thể đơn thuần là tình trạng răng nhạy cảm nhưng cũng có thể là những cảnh báo đến từ các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy nên,người bệnh tuyệt đối không nên coi thường bất kỳ dấu hiệu nào dù chỉ là nhỏ nhất. Nếu cảm thấy tình trạng ê buốt có sự chuyển biến nặng hơn, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị chính xác.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309