Chữa đau răng bằng gừng có thật sự hiệu quả không? Hướng dẫn chi tiết
Đau răng là hiện tượng thường gặp, đa phần người bệnh có tâm lý chủ quan, đến khi nặng ảnh hưởng đến tủy răng, gây đau nhức mới điều trị. Chữa đau răng bằng gừng là biện pháp giúp giảm đau nhức răng nhanh chóng. Lợi ích của gừng và cách sử dụng gừng trong điều trị răng miệng ra sao sẽ có trong bài viết dưới đây.
Chữa đau răng bằng gừng có hiệu quả không?
Gừng là thực phẩm quen thuộc, được sử dụng làm gia vị trong mâm cơm người Việt. Gừng còn được biết đến là thần dược trong các bài thuốc dân gian.
Gừng có khả năng điều trị các bệnh về ho, đau họng; giảm thiểu và ngăn ngừa mắc các bệnh về ung thư; ngoài ra còn có thể làm giảm đau nhức răng hiệu quả.
Sâu răng là nguyên nhân chính gây đau nhức răng miệng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Do quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày không đảm bảo, hoặc tổn thương răng bởi các tác nhân bên ngoài như sứt mẻ răng, ngủ nghiến răng,… Khi vi khuẩn xâm nhập vào răng, làm tổn thương các dây thần kinh tủy gây chết tủy và tạo thành các lỗ sâu răng khiến người bệnh cảm nhận cơn ê buốt rất khó chịu.
Gừng có tính nóng, thành phần của gừng chứa tecpen, oleoresin và chất men zingibain như một liều kháng sinh giúp diệt khuẩn. Do vậy, gừng có khả năng điều trị một số bệnh về răng miệng như viêm lợi, sâu răng,..
Tuy nhiên, gừng là thực phẩm lành tính, không có tác dụng điều trị dứt điểm. Do đó, nếu tình trạng đau nhức răng không thuyên giảm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị.
Hướng dẫn chi tiết 4 chữa đau răng bằng gừng
Chữa đau răng bằng gừng là một biện pháp điều trị dân gian hữu hiệu và rất dễ thực hiện. Sau đây là 4 cách sử dụng hiệu quả đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:
Gừng tươi thái lát
Nếu không có quá nhiều thời gian, người bệnh chỉ cần sử dụng 2 – 3 lát gừng tươi đã thái mỏng. Người bệnh có thể nhai trực tiếp để lấy được toàn bộ tinh chất của gừng hoặc giã nhuyễn gừng, sau đó đắp lên vùng răng bị đau. Sử dụng từ 2-3 lần/ ngày để đạt kết quả hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, gừng có tính nóng, do đó, nếu những ai gặp vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao được khuyến cáo không nên sử dụng.
Trà gừng
Gừng có vị cay nồng, một vài người ăn trực tiếp sẽ gây cảm giác bỏng rát khó chịu ở cuống họng. Vì vậy, người bệnh có thể thay thế bằng cách uống trà gừng. Sử dụng 4-5 lát gừng tươi thái mỏng, sau đó pha thêm cùng 150ml nước sôi khoảng 15-20 phút và hãm trà trong vòng 12-20 phút để tinh chất gừng tiết ra nhiều nhất, giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Cách uống: Sau khi ủ trà gừng, người bệnh uống sao cho trà bám được vào toàn bộ răng để loại bỏ tối đa vi khuẩn gây hại cho răng.
Uống trà gừng không chỉ giúp giảm đau răng hiệu quả mà còn có tác dụng giải cảm và ngăn ngừa các bệnh về hô hấp khá hiệu quả. Người bị ốm vặt hoàn toàn có thể dùng công thức này để khắc phục các triệu chứng khó chịu.
Xem thêm: Chữa đau răng bằng nước muối và bất ngờ về hiệu quả đạt được
Súc miệng bằng nước gừng
Thay vì ủ trà hay nhai trực tiếp gây nóng cơ thể, người bệnh có thể dùng gừng để súc miệng hằng ngày. Sử dụng 4-5 lát gừng tươi giã nhuyễn, sau đó đun sôi 100ml nước nóng, ủ trong vòng 15-20 phút.
Dùng nước gừng để uống hằng ngày hoặc súc miệng là biện pháp giúp giảm viêm lợi và sâu răng hiệu quả.
Chữa đau răng bằng gừng ngâm rượu
Tính nóng của gừng kết hợp với nồng độ rượu cao có thể giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng tấn công..
Sử dụng 5-7 củ gừng tươi, rửa sạch, giã nhuyễn. Đổ ngập 1 lít rượu vào bình thuỷ tinh, cho toàn bộ gừng đã giã nhuyễn vào hoà cùng rượu. Ủ trong vòng 15 – 20 ngày là có thể sử dụng được.
Cách uống: Mỗi ngày lấy 1 chén nhỏ rượu gừng, ngậm khoảng 3-5 phút sau đó nhổ đi. Người bệnh nên thực hiện liên tục 1-2 lần/ ngày giúp vùng lợi bị viêm phục hồi nhanh chóng.
Lưu ý khi sử dụng gừng trong điều trị bệnh răng miệng
Gừng là thực phẩm có tính nóng, nếu sử dụng liều lượng không phù hợp sẽ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng ngược lại sức khỏe của mọi người, một vài lưu ý khi sử dụng gừng trong điều trị răng miệng:
- Không nên ăn quá nhiều gừng: Gừng có tính nóng và vị cay gắt, do đó nếu ăn gừng nhiều gừng sẽ xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, nặng hơn có bị đầy bụng, buồn nôn, chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh còn dễ gặp phải tình trạng nhiệt miệng do ăn gừng.
- Hạn chế ăn gừng đối với những người có bệnh lý nền: Những người mắc bệnh về cao huyết áp, viêm phổi, đau dạ dày,… không nên sử dụng gừng. Nguyên nhân bởi trong thành phần gừng chứa chất gây ức chế ACE kích thích huyết áp tăng cao, có nguy cơ dẫn đến tai biến. Ăn nhiều gừng còn khiến người bệnh mắc bệnh về dạ dày, nóng trong người.
- Không sử dụng gừng đã mọc mầm: Khi gừng mọc mầm tức chúng đã bị hỏng, sản sinh ra độc tố safrole – một chất có thể gây ung thư gan, tiêu diệt các tế bào gan. Những người bệnh trước và sau khi phẫu thuật không nên sử dụng gừng.
Chữa đau răng bằng gừng được cho là biện pháp dân gian giúp phòng ngừa và hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại dược liệu tự nhiên khác, gừng không thể điều trị tận gốc được căn nguyên của bệnh. Do đó, muốn điều trị dứt điểm cơn đau răng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị chính xác. Sử dụng gừng sao cho phù hợp để tránh gây tác dụng ngược đến cơ thể cũng là vấn đề người bệnh cần chú ý. Hãy tham khảo ý kiến những người có chuyên môn, kinh nghiệm trước khi sử dụng.
Dành cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!