Bị Ê Răng Sau Khi Lấy Cao Răng Có Sao Không? Khi Nào Hết Ê Răng?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Bị ê răng sau khi lấy cao răng có thể xuất phát từ việc thao tác lấy cao răng quá mạnh, gây tổn thương mô mềm và men răng [1]. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh, gây đau nhức và ê buốt.

Cách khắc phục [2]:

  1. Hạn chế áp lực: Tránh thực hiện thao tác lấy cao răng quá mạnh để tránh tổn thương mô mềm và men răng.

  2. Tư vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để đánh giá tình trạng và nhận hướng dẫn phù hợp.

  3. Phòng ngừa: Duy trì hàng ngày vệ sinh nướu răng và thăm bác sĩ định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng.

Lấy cao răng là việc vệ sinh răng miệng cần thiết, nên thực hiện định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Thủ thuật này được thực hiện như sau: bác sĩ nha khoa dùng dụng cụ chuyên dụng tác động lực lên thân răng, lấy đi mảng bám chắc bên ngoài răng.

Việc tác động ngoại lực như vậy sẽ làm cho răng sạch hơn, loại bỏ vi khuẩn cư trú trên răng và giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu,… Nhưng rõ ràng, việc lấy cao răng sẽ phần nào làm cho lớp men răng ngoài cùng nhạy cảm hơn. Sau khi lấy cao răng xong, đa số mọi người đều cảm thấy ê răng, buốt răng, nhất là khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Đây là tình huống phổ biến và được coi là bình thường nếu cảm giác ê buốt hết sau vài giờ lấy cao răng.

Cao răng bám lấy mặt bên trong của răng cần được lấy đi để không làm hại men răng
Cao răng bám lấy mặt bên trong của răng cần được lấy đi để không làm hại men răng

Tại sao bị ê răng sau khi lấy cao răng?

Nếu tình trạng ê buốt răng sau khi lấy cao kéo dài cả ngày không đỡ hoặc vài ngày sau mới hết thì có thể là do những nguyên nhân sau đây gây ra:

Do kỹ thuật lấy cao răng

Đây là nguyên nhân đầu tiên có thể gây ra tình trạng ê răng sau khi lấy cao răng. Bởi thủ thuật này được thực hiện trực tiếp bởi kỹ thuật viên hoặc bác sĩ nha khoa.

Người có kinh nghiệm sẽ thực hiện đúng kỹ thuật, tác động lực vừa phải giúp cho bạn không cảm thấy đau đớn và ê buốt sau đó. Nhưng nếu bác sĩ lấy cao răng làm quá mạnh hoặc sai thao tác khiến dụng cụ tác động sâu vào men răng, tổn thương men răng thì chắc chắn sẽ khiến bạn bị ê buốt sau khi lấy cao răng. Thời gian ê buốt răng có thể lên tới cả tuần lễ.

TÌM HIỂU CHI TIẾT: 7 Cách Làm Rụng Cao Răng Hiệu Quả Nhất

Do răng yếu bẩm sinh

Nhiều người có cấu trúc răng yếu bẩm sinh hoặc răng yếu do thiếu dinh dưỡng thiết yếu nên khi có ngoại lực tác động sẽ khiến răng dễ bị tổn thương hơn so với bình thường.

Nhất là khi lấy cao răng thì cả hàm răng phải chịu lực tác động tương đối nên sau đó răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, biểu hiện bằng tình trạng ê buốt răng khi ăn uống.

Do đang mắc bệnh răng miệng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra việc bị ê răng sau khi lấy cao răng:

  • Sâu răng, viêm nướu, tụt nướu: Nếu đang mắc các bệnh răng miệng này, bản thân răng men răng của bạn đã yếu và có thể tại các răng bị sâu còn mất men răng bên ngoài. Do vậy khi lấy cao răng, lớp ngà răng dễ dàng lộ ra khiến cho bạn cảm thấy ê buốt nhiều ngày sau đó.
  • Bệnh thiếu sản men răng: Lấy cao răng xong bị ê răng cũng có thể là do bạn bị thiếu sản men răng. Đây là tình trạng men răng bị thiếu 2 thành phần chính canxi và fluor. Thiếu 2 chất này răng sẽ không chịu được tác động của các acid và kiềm trong thức ăn hàng ngày và nhiệt độ các món ăn nóng – lạnh, men răng dễ bị bào mòn hơn.
Nếu chỉ ê buốt khoảng 2 - 3 giờ sau khi lấy cao và hết hẳn thì điều này là bình thường.
Nếu chỉ ê buốt khoảng 2 – 3 giờ sau khi lấy cao và hết hẳn thì điều này là bình thường.

Chưa bao giờ lấy cao răng

Cao răng là lớp mảng bám bên ngoài tích tụ lâu ngày sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng. Nếu đây là lần đầu tiên bạn lấy cao răng thì chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy ê buốt vài ngày. Vì lớp mảng bám này vững chắc khiến việc lấy cao phải tác động lực mạnh hơn bình thường mới loại bỏ được hết chúng.

BẠN CÓ BIẾT: Vì Sao Cần Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Thường Xuyên Không?

Lấy cao răng xong bị ê răng bao lâu thì hết

Thông thường tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng chỉ xảy ra khoảng vài giờ sau đó sẽ tự hết. Nếu cảm giác ê ẩm, nhức ở các chân răng, lợi thuyên giảm dần thì đó là biểu hiện bình thường, không đáng lo ngại. Hoặc bản thân bạn biết rõ mình bị sâu răng, viêm nướu, các bệnh về răng miệng khác thì cảm giác ê buốt này cũng có thể kéo dài hơn từ 2 – 3 ngày tuỳ từng người.

Nếu thời gian bạn bị ê răng sau khi lấy cao kéo dài hơn 4, 5 ngày mà cảm giác này nhiều hơn thì cần đi khám nha khoa. Đặc biệt bạn cần đi khám lại ngay khi lấy cao răng xong bị ê buốt răng kèm theo các hiện tượng bất thường như sau:

  • Sưng nướu, chảy máu chân răng
  • Cảm giác ê buốt tăng lên sau đó, không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Nướu bị sưng đỏ, xuất hiện ổ áp xe

Các biểu hiện bất thường này là biến chứng sau khi lấy cao răng. Bạn cần đi khám và xử lý ngay vì để lâu có thể gây nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến nha chu.

Cách khắc phục bị ê răng sau khi lấy cao răng

Hiện nay mặc dù đã có nhiều công nghệ lấy cao răng mới hiện đại, tiên tiến giúp giảm thiểu tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng. Nổi bật nhất hiện nay là công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm hạn chế tối đa những tổn thương có thể gây ra cho răng.

Tuy nhiên với những người có bệnh lý răng miệng hoặc nền răng yếu thì không thể tránh khỏi cảm giác ê buốt sau khi lấy cao, dù ít hay nhiều. Do vậy tìm cách chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng là rất cần thiết.

Một số cách làm giảm ê buốt sau khi lấy cao được nhiều người áp dụng sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn:

Các mẹo dân gian giảm ê buốt sau khi lấy cao răng

Mẹo này được áp dụng với những người bị ê răng sau khi lấy cao răng mà không mắc bệnh viêm nướu, tụt lợi. Nếu chỉ bị ê ẩm vài giờ sau khi lấy cao bạn có thể dùng tỏi hoặc gừng theo cách như sau:

  • Lấy 1 củ tỏi, rửa sạch cả vỏ và nướng cho tới khi ngửi thấy mùi thơm rồi giã nát. Bạn chắt lấy nước cốt rồi chấm lên nướu hoặc dùng nguyên tỏi giã nát để đắp lên vị trí ê buốt. Để nguyên khoảng 15 – 20 phút, khi thấy cảm giác ê ẩm dịu bớt hoặc hết hẳn thì bỏ ra, súc miệng lại với nước muối ấm. Hoạt chất allicin nồng độ cao trong củ tỏi có tác dụng như chất kháng sinh tự nhiên và có khả năng làm giảm đau tức thời.
  • Lấy 1 củ gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi đập dập ra, đắp trực tiếp lên chỗ răng, nướu bị ê buốt. Để nguyên khoảng 20 phút hoặc khi thấy nóng lên thì bỏ ra, súc miệng lại với nước sạch. Trong củ gừng có một số hoạt chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên an toàn và tốt cho sức khỏe.

Chăm sóc răng miệng giúp giảm cảm giác bị ê răng sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng xong, bạn cần chăm sóc răng của mình cẩn thận và tỉ mỉ hơn. Không chỉ đánh răng đều đặn và đúng cách, ngay cả cách ăn uống và lựa chọn loại bàn chải, kem đánh răng cũng có thể giúp bạn giảm ê buốt răng:

  • Ít nhất trong 1 tuần đầu sau khi lấy cao răng bạn nên hạn chế uống nước đá lạnh hoặc uống trà nóng, tránh xa đồ ăn chua, cay
  • Hạn chế uống nước ngọt có ga, có cồn hoặc đồ ăn, thức uống có màu dễ làm răng bị xỉn
  • Dùng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, tăng khoáng chất HAP để bổ sung cho những ống ngà trên răng bị hở sau khi lấy cao.
  • Súc miệng nước muối ấm thường xuyên trong ngày hoặc dùng nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
  • Không dùng tăm trong ít nhất 2 tuần sau khi lấy cao. Thay vào đó có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
Chăm sóc răng miệng tỉ mỉ sau khi lấy cao là cách giảm ê buốt hiệu quả.
Chăm sóc răng miệng tỉ mỉ sau khi lấy cao là cách giảm ê buốt hiệu quả.

Ngoài các cách chữa ê buốt răng sau khi lấy cao kể trên thì chúng ta cũng cần lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện dịch vụ này an toàn, hiệu quả hơn.

Cách vệ sinh răng miệng hạn chế hình thành cao răng

Không chỉ chú trọng tới những cách chữa ê buốt răng sau khi lấy cao, mỗi chúng ta cũng cần chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế hình thành cao răng:

  • Sử dụng bàn chải lông tơ nhỏ, mềm mại để dễ dàng len lỏi vào sâu trong các kẽ răng, làm sạch mảng bám, thức ăn thừa sau khi ăn. Thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 tháng sử dụng.
  • Đánh răng đúng cách, thường xuyên 2 – 3 lần/ngày với kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor cao
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trong kẽ răng thay cho tăm xỉa răng
  • Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm không lành mạnh, nhất là nước ngọt có ga và đồ uống có màu
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các loại chất kích thích khác
  • Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần

Hy vọng rằng hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn đọc nhanh chóng khắc phục được tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng và có hàm răng chắc khỏe hơn. Cao răng hình thành là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, do vậy cách tốt nhất là bạn nên đến nha khoa và vệ sinh răng thường xuyên hơn để đảm bảo răng luôn sạch sẽ.

DÀNH CHO BẠN: Vì Sao Răng Ê Buốt Khi Ăn Đồ Nóng Lạnh? Cách Khắc Phục Ra Sao?

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309