Bé Mọc Răng Nào Trước, Răng Nào Sau? Cha Mẹ Cần Lưu Ý Gì?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Bé mọc răng nào trước? Trẻ thường mọc răng dưới trước cùng với răng nanh trước răng cửa [1]. Thứ tự cụ thể có thể thay đổi, nhưng thường răng dưới mọc trước răng trên. Dấu hiệu bé sắp mọc răng bao gồm sưng nướu, ngứa, và thay đổi trong hành vi nhai [2]. Quan trọng nhất là đảm bảo chăm sóc răng miệng đúng cách từ khi trẻ còn nhỏ để duy trì sức khỏe nướu và răng [3].

Bé mọc răng nào trước?

Để biết cụ thể bé mọc răng nào trước, răng nào sau các bà mẹ có thể theo dõi quy luật mọc răng chung của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có những bé ngoại lệ khi không mọc răng theo thứ tự này. Mặc dù vậy, chúng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.

Bé mọc răng nào trước còn tùy thuộc vào từng trường hợp
Bé mọc răng nào trước còn tùy thuộc vào từng trường hợp

Chi tiết quá trình mọc răng chung của trẻ được diễn ra như sau:

  • Răng cửa giữa hàm dưới: Chiếc răng đầu tiên mà các con bắt đầu mọc đó là răng cửa giữa hàm dưới. Chiếc răng này thường mọc khi trẻ được 4 – 5 tháng tuổi. Thông thường răng cửa giữa hàm dưới thường mọc thành từng cặp.
  • Răng cửa giữa hàm trên: Sau khi trẻ đã mọc hai hoặc ba răng cửa giữa hàm dưới thì sẽ mọc tiếp hai răng cửa giữa hàm trên. Trẻ mọc răng cửa hàm trên khi trẻ được 7 – 9 tháng tuổi. Lúc này các con đã có được tổng cộng 4 chiếc răng.
  • Răng cửa bên hàm trên: Khi đã mọc đủ 4 chiếc răng cửa nằm ở vị trí trung tâm ở cả hai hàm, 2 chiếc răng cửa trên ở hàm trên sẽ mọc nối tiếp khi trẻ được 10 – 12 tháng tuổi.
  • Răng cửa bên hàm dưới: Trẻ trong khoảng 10 – 16 tháng tuổi sẽ mọc 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới và tạo thành 8 chiếc răng cửa hoàn chỉnh. Những chiếc răng này có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ cắn nhỏ được thức ăn rắn thành từng miếng.
  • Răng hàm trên nằm cạnh răng nanh: Sau khi đã hoàn thiện được bộ răng cửa, các bé mọc răng nào trước tiếp? Đó chính là hai chiếc răng hàm trên nằm cạnh răng nanh. Những chiếc răng nhai đầu tiên của bé sẽ được mọc khi bé đủ 12 – 16 tháng tuổi.
  • Răng hàm dưới cạnh răng nanh: Sau khi bé lên 12 – 20 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc tiếp 2 răng hàm dưới cạnh răng nanh. Những chiếc răng này lớn, phẳng hơn và nằm ở phía sau miệng đóng vai trò giúp bé ăn nhai, nghiền nát thức ăn tốt hơn.
  • Răng nanh hàm trên: Răng nanh hàm trên là răng mọc ở khoảng trống ở trước và răng hàm phía sau. Hai chiếc răng này sẽ mọc khi bé lên 16 – 20 tháng tuổi và là một những chiếc răng có chức năng xé nhỏ thức ăn.
  • Răng hàm dưới trong cùng: Như chúng ta cũng biết, răng hàm là chiếc răng quan trọng trong cả bộ răng của bé. Hai chiếc răng hàm dưới sẽ mọc khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.
  • Răng hàm trên trong cùng: Cuối cùng, các con các con đạt 25 – 33 tháng tuổi, các con sẽ mọc hai chiếc răng hàm trên còn lại.
  • Răng cối vĩnh viễn thứ nhất: Đây không phải là răng sữa vì chúng không rụng và sẽ mọc khi trẻ khoảng 6 tuổi.
Thông thường trẻ sẽ bắt đầu mọc các răng cửa trước, cuối cùng mới mọc răng hàm
Thông thường trẻ sẽ bắt đầu mọc các răng cửa trước, cuối cùng mới mọc răng hàm

Như vậy, bộ răng sữa của trẻ sẽ gốm có tất cả 20 chiếc răng, trong đó có 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới. Việc ghi nhớ thời gian con mọc răng sẽ giúp mẹ dự đoán được thời gian con thay răng sữa thành răng vĩnh viễn cũng như giúp con có đủ dưỡng chất để phát triển tốt hơn.

Dấu hiệu của bé khi mọc răng sữa

Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Chúng đánh dấu sự “khôn lớn” của cơ thể để dần thích nghi với môi trường sống sau này. Sau khi đã tìm hiểu quy trình bé mọc răng nào trước, các mẹ cũng nên tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết khi trẻ sắp mọc răng. Cụ thể:

  • Trẻ chảy nhiều nước dãi: Nếu như các mẹ thấy các con chảy nước dãi nhiều hơn bình thường thì có thể đó là dấu hiệu trẻ đang chuẩn bị mọc răng. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chú ý khi trẻ chảy nước dãi, cần phải lau sạch. Nếu không sẽ khiến vùng da quanh miệng, dưới cổ trẻ bị nổi mẩn, viêm đỏ gây ngứa ngáy và khiến trẻ quấy khóc.
  • Ho: Việc các con chảy nhiều nước dãi sẽ khiến cho bé dễ bị ho. Nếu cha mẹ thấy các con chỉ ho nhẹ, ho không kèm theo sốt, hắt hơi, sổ mũi thì không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một trong những dấu hiệu trẻ đang mọc răng.
  • Trẻ thích cắn, gặm các đồ vật: Khi chuẩn bị mọc răng, thường nướu của trẻ sẽ bị sưng đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu nên trẻ sẽ cắn, gặm bất cứ đồ vật gì có trong tay hoặc ngay cả với ti mẹ. Do đó, các bạn hãy chú ý vệ sinh đồ chơi gặm nướu của các bé thật sạch để tránh tình trạng viêm nhiễm miệng cho các con.
  • Sốt nhẹ: Có không ít trường hợp trẻ bị sốt nhẹ khi mọc răng. Nếu trẻ bị sốt khi mọc răng chỉ khoảng 38 – 38,5 độ thì các bạn chỉ cần lau mát người cho bé và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng nếu các con sốt cao hơn khoảng 39 độ hoặc hơn, người li bì mệt mỏi thì bạn nên cho bé tới bệnh viện để thăm khám và chữa trị bởi có lẽ tình trạng này chưa chắc là do mọc răng gây nên.
  • Trẻ bỏ ăn hoặc khó ngủ, quấy khóc: Trong giai đoạn mọc răng, do cảm thấy khó chịu trong người và đau nhức nên các con thường hay quấy khóc, khó ngủ và biếng ăn hơn. Vậy nên, cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, dỗ dành để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy thay đổi thực ăn giúp kích thích vị giác của trẻ để tránh tình trạng sụt cân quá nhiều.

ĐỌC THÊM: Vì Sao Trẻ Mọc Răng Chậm? Những Điều Quan Trọng Mà Mẹ Cần Biết

Trẻ mọc răng sẽ thích ngậm các đồ vật nên cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho con
Trẻ mọc răng sẽ thích ngậm các đồ vật nên cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho con

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng?

Trong giai đoạn các con mọc răng, cơ thể các con sẽ thấy khó chịu vì thế rất cần sự chăm sóc, hỗ trợ từ cha mẹ để đồng hành cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn đầu đời này. Các bậc phụ huynh lúc này nên tìm hiểu những kiến thức chăm sóc trẻ khi mọc răng để giúp trẻ giảm đau.

Để biết bé mọc răng nào trước cũng như cách chăm sóc khi trẻ mọc răng như thế nào cho tốt. Các mẹ cần lưu ý một vài điều cơ bản như sau:

  • Như đã đề cập ở trên, nếu trường hợp trẻ sốt nhẹ, các bạn có thể dùng nước ấm lau người cho con hạ sốt, tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Trường hợp sốt khoảng 38,5 độ, các bạn có thể cho con dùng paracetamol để hạ sốt với liều lượng theo khuyến cáo và chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp trẻ đi phân lỏng, sệt 3 – 4 lần trong ngày, kéo dài khoảng 3 – 7 ngày thì cha mẹ cần bổ sung thêm nước cho con bằng cách cho con uống sữa, nước lọc hoặc nước trái cây để bổ sung đầy đủ nước.

XEM CHI TIẾT: Giai Đoạn Mọc Răng Của Trẻ Mẹ Cần Chú Ý Điều Gì?

Nếu trẻ sốt tầm 38 - 38,5 độ khi mọc răng thì phụ huynh không nên quá lo lắng
Nếu trẻ sốt tầm 38 – 38,5 độ khi mọc răng thì phụ huynh không nên quá lo lắng
  • Bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt bằng cách lau sạch nước dãi chảy quanh miệng bằng khăn mềm sạch, đặc biệt là sau khi cho trẻ ăn và bú. Bạn có thể dùng miếng gạc hoặc vải mềm quấn quanh ngón tay trỏ để lau nướu, lưỡi một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, hãy tập thói quen sau khi ăn xong cho trẻ uống nước lọc để làm sạch răng.
  • Các con có thể ngứa lợi, thích cắn các đồ vật, thích mút tay nên để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ tạm thời bạn có thể cho trẻ dùng núm vú giả bằng cao su. Hoặc cho trẻ ngậm núm ti lạnh để giúp các con cảm thấy dễ chịu và giảm các cơn đau răng.
  • Khi trẻ đã vào tuổi ăn dặm, các mẹ nên chế biến đồ ăn của con dạng loãng, nhuyễn. Tốt nhất các mẹ nên cho con ăn cháo loãng hoặc súp để con chỉ nuốt mà không cần nhai. Chị em cũng không nên ép các con ăn mà nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 – 8 bữa, mỗi bữa cho trẻ ăn một ít.
  • Hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, kẽm và selen để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, cũng như giúp các con tăng cường sức đề kháng tốt hơn. Một số thực phẩm như chuối, sữa chua mát sẽ làm dịu đi cảm giác sưng đau ở lợi của trẻ.

Như vậy, với những thông tin giải đáp bé mọc răng nào trước sẽ giúp các mẹ trang bị được những kiến thức cần thiết để đồng hành cùng con từ lúc mọc những chiếc răng đầu đời. Cha mẹ hãy luôn nhớ, thể trạng của mỗi trẻ là khác nhau nên thời điểm mọc răng nào trước, răng nào sau của từng trẻ là khác nhau. Và điều này không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của con.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309