Áp Xe Răng Số 7 Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Áp xe răng số 7 là tình trạng nhiễm trùng răng phổ biến, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm [1]. Để điều trị áp xe răng số 7, cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng và phương pháp khắc phục phù hợp [2]. Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn gây áp xe răng. Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng [3]. Đối diện với tình trạng này, việc điều trị kịp thời và duy trì vệ sinh răng miệng là quan trọng để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộ.

Áp xe răng số 7 là gì? 

Đâu tiên để hiểu rõ về bệnh lý áp xe răng số 7, bạn cần biết răng số 7 là răng gì? Mọc ở ví trí nào trên cung hàm. 

Răng số 7 có vị trí ở đâu?

Răng số 7 thuộc nhóm răng hàm lớn (hay cối lớn), thông thường sau khi thay hết răng sữa khoảng 12 – 13 tuổi trẻ sẽ mộc răng hàm số 7. Chiếc răng này được gọi là răng số 7 là bởi vì khi đếm từ răng cửa thứ nhất đến cuối cung hàm bạn sẽ thấy mỗi hàm sẽ có 2 chiếc răng số 7. Nếu răng khôn chưa mọc thì răng số 7 chính là chiếc răng nằm cuối cùng trong cung hàm.

Răng số 7 ở sâu bên trong nên việc vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ thực hiện khó khăn hơn. Xung quanh răng số 7 có hệ thống các mạch máu và dây chằng phía dưới rất phức tạp. Bên cạnh đó thân răng to chắc khỏe, diện tích nhai rộng nên chiếc răng này còn  giữ vai trò chính trong việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Chính vì vậy đây là chiếc răng cần được bảo toàn hết sức có thể. 

Răng số 7 là răng hàm lớn trên cung hàm
Răng số 7 là răng hàm lớn trên cung hàm

Trong trường hợp răng số 7 bị viêm nhiễm, sâu dẫn đến việc phải nhổ răng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn uống và tốn kém nhiều chi phí. Đặc biệt, sau khi răng đã mất mà không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây xô lệch răng, tiêu xương hàm răng và rất nhiều những biến chứng nguy hiểm khác.

Áp xe răng số 7 là gì?

Áp xe răng số 6, áp xe răng số 7 là tình trạng nhiễm trùng răng do sự xâm tấn công của vi khuẩn vào các dây thần kinh chân răng tạo thành một khối mủ (áp xe răng) ở vị trí này. 

Bệnh lý áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người mắc phải. Vùng nướu răng số 7 áp xe bị sưng viêm gây đau nhức, khó chịu trong ăn uống. Lâu ngày tình trạng áp xe có lan rộng sang các bộ phận khác trên cơ thể gây ra hoại tử, thậm chí là tử vong. 

Theo y học áp xe răng hàm được chia ra làm 2 loại như sau:

  • Áp xe gây ảnh hưởng đến chân răng số 7. Khối mủ viêm nhiễm được hình thành ở dưới chân răng.
  • Áp xe vùng nướu răng số 7. Tình trạng này xảy ra khi có các vấn viêm nhiễm nha chu nghiêm trọng
Áp xe răng số 6, số 7 có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào
Áp xe răng số 6, số 7 có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào

Cả hai loại áp xe răng trên đều hình thành các khối mủ chứa đầy mủ vi khuẩn gây hại. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể loại bỏ triệt để vi khuẩn và phục hồi vùng răng nướu mạnh khỏe nhanh chóng.

Nhận biết bệnh áp xe răng số 7 như thế nào?

Bệnh áp xe răng số 7 cũng giống như tình trạng áp xe răng số 8 (răng khôn). Thực chất là biến chứng của việc nhiễm trùng răng, thường hay đi kèm với triệu chứng sâu răng dạng nặng. Vi khuẩn từ các mảng bám trong cao răng xâm nhập và gây ra mù ở vùng nướu răng hoặc chân răng. 

Trên thực tế, không khó để nhận biết được bạn đang có bị áp xe nhiễm trùng hay không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể thông qua những dấu hiệu điển hình dưới đây để chuẩn đoán bệnh. Cụ thể như sau: 

  • Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý áp xe ở răng số 7 là người bệnh sẽ cảm thấy thường xuyên đau nhức răng khi cắn, ăn nhai đồ ăn. Bên cạnh đó nếu chỉ cần tác động nhẹ vào răng như sờ tay trúng, đánh răng cơn đau cũng có thể xuất hiện. 
  • Răng có dấu hiệu yếu, chân răng không còn đứng vững trong xương ổ răng. Trường hợp xấu nhất là có thể răng số 7 bị rụng. 
  • Răng hàm trở nên rất nhạy cảm với nhiệt độ thay đổi bất thường như khi ăn các đồ ăn nóng, lạnh hay các món ăn có vị chua, ngọt,… 
  • Xuất hiện sưng đau hạch cổ hoặc hiện tượng sưng hạch bạch huyết.
  • Xuất hiện khối u sưng ở dưới chân răng hoặc ở nhiều vị trí lan rộng xung quanh răng số 7.
  • Răng số 7 bị áp xe sưng viêm thường đi kèm với triệu chứng sốt cao, đặc biệt là vào buổi tối. Từ đó sức khỏe người bệnh cũng bị giảm sút và không thể tập trung.
  • Người bị áp xe ở răng số 7 kéo dài miệng có mùi hôi tanh do mủ vi khuẩn tạo thành. Bện cạnh đó miệng hay có vị đắng, làm mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Trong một số trường hợp áp xe răng, người bệnh có thể nhìn thấy những đốm trắng bám ở chân răng. Đây là những đốm mủ nhiễm trùng đang tích tụ và  lan dần xuống vùng xương hàm
  • Ngoài ra, bệnh lý áp xe ở răng hàm số 7 cũng có thể xảy ra khi răng bị tổn thương, sứt mẻ khiến men răng bị vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nhiễm trùng răng.
Răng số 7 bị áp xe gây đau nhức khó chịu cho người bệnh
Răng số 7 bị áp xe gây đau nhức khó chịu cho người bệnh

Nếu bạn đang gặp những triệu chứng trên, hãy tới gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh và được tư vấn cách điều trị kịp thời.

Hữu ích với bạn: Bị áp xe răng kiêng ăn gì, nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Tại sao răng số 7 bị áp xe viêm nhiễm?

Nguyên nhân chính dẫn đến răng số 7 bị áp xe là do việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, mảng bám trên răng tích tụ nhiều tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Bởi bệnh lý này được hình thành khi vi khuẩn tấn công sâu vào tủy răng tại các mô mềm có các dây mô liên kết gây nhiễm trùng. Từ đó khiến cho chân răng bị sưng tấy, nhiễm trùng và có mủ.  

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác khiến cho bệnh nhân bị áp xe răng hàm số 7 như:

  • Gặp ở những ai đã và đang mắc các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nha, viêm nha chu cấp,… không được điều trị dứt điểm. Để lâu ngày sẽ gây ra tình trạng áp xe viêm nhiễm ở răng số 7. 
  • Khi răng số 7 bị sâu, vi khuẩn tồn tại ở nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh nướu sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe lợi vùng chân răng.
  • Do biến chứng của các tổn thương răng hoặc bệnh viêm tủy. Nếu răng bị gãy mẻ, men răng yếu đi tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn gây nhiễm trùng tủy răng. Từ đó chúng tiếp tục tấn công vào vùng xương chân răng hình thành áp xe nướu răng nhanh chóng 
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây răn hàm số 7 bị áp xe.
  • Ngoài ra, những người bệnh có tiền sử mắc các vấn về sức khỏe như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,… cũng làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ bị  viêm nhiễm răng và áp xe răng xảy ra. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lý áp xe răng hàm số 7

Áp xe răng số 7 là biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà bạn không thể xem thường. Bệnh không được kiểm soát sớm thường phát triển sang hướng nguy hiểm và tạo ra các biến chứng khó lường như: 

  • Chuyển sang giai đoạn cấp tính: Bệnh áp xe viêm nhiễm răng số 7 thường tiến triển âm thầm nên rất dễ bị mãn tính, tái phát nhiều lần nếu không được phát hiện sớm. Thực tế tình trạng nhiễm trùng, sưng mủ vùng nướu răng diễn biến rất nhanh và theo thời gian sẽ chuyển sang giai đoạn cấp tính.
  • Áp xe lan rộng: Răng só 7 bị áp xe nếu không được khắc phục kịp thời, lâu ngày sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng tới các mô nướu, thậm chí là xương hàm… Khi này việc điều trị sẽ khó khăn và chi phí cũng tốn kém hơn rất nhiều.  
  • Biến chứng tới áp xe não, viêm nội mạc tim: Áp xe vùng chân răng số 7 có nguy cơ biến chứng tới các bộ phận khác trên cơ thể rất cao. Nguy hiểm nhất phải kể đến bệnh apxe não, viêm phổi, viêm nội mạc tim,… làm suy giảm sức khỏe của người bệnh.

Cách điều trị áp xe răng số 7

Các bác sĩ nha khoa cho biết áp xe viêm nhiễm răng số 6, số 7 là bệnh lý khá nghiêm trọng. Khi mắc phải sẽ  gây đau nhức răng kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn nên tới các cơ sở bệnh viện, phòng khám để bác sĩ chuẩn đoán bệnh tình bằng các biện pháp sau:

  • Thăm khám sơ bộ bằng mắt thường và khí cụ nha khoa để xác định 
  • Chỉ định chụp X – quang để xác định vị trí vùng răng bị áp xe.
  • Trường hợp nghi ngờ vùng nhiễm trùng lan rộng sang các vùng khác, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT xương hàm. 

Sau khi có những dữ liệu cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị răng số 7 bị nhiễm trùng áp xe cụ thể. 

Điều trị bệnh tại nhà

Áp xe thường gây ra những cơn đau răng sô 7 rát khó chịu. Chính vì, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau bằng các mẹo dân gian đơn giản sau.

Chườm đá lạnh giảm đau

Chườm lạnh là cách để trị các cơn đau nhức răng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cơ chế tác động của phương pháp chữa bệnh lý răng miệng này là hạn chế lưu lượng máu tới khu vực bị viêm nhiễm. Nhờ đó các cơn đau được kiểm soát tối đa và rất an toàn.

Chườm đá giảm đau răng nhanh chóng tại chỗ
Chườm đá giảm đau răng nhanh chóng tại chỗ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng khăn vải sạch bọc kín vài viên đá lạnh. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm chuyên dụng.
  • Đặt túi đá trực tiếp lên vùng má bên ngoài vùng răng nướu số 7 bị áp xe. Để khoảng  2 – 3 phút thì dừng lại khoản 1 phút đỡ gây tê lạnh má. 
  • Thực hiện cho tới khi cảm giác ê nhức răng được thuyên giảm thì dừng lại. 

Điều trị áp xe răng ở trẻ em bằng baking soda 

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy thành phần có trong baking soda có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng tại vùng áp xe răng rất hiệu quả. Vì thế bạn không thể bỏ qua nguyên liệu này trong việc chữa bệnh răng số 7 bị áp xe. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cho 1 thìa cafe baking soda cùng vài hạt muối vào cốc hòa tan với 200ml nước. 
  • Sau khi đã vệ sinh răng sạch sẽ, dùng dung dịch nước baking soda vừa thu được ngậm khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ ra.
  • Áp dụng mẹo này 2 – 3 lần/ngày để thấy vùng áp xe răng được cải thiện hiệu quả. 

Bài thuốc từ dầu đinh hương chữa áp xe viêm răng số 7

Trong Đông y, dầu đinh hương có đặc tính ấm và kháng khuẩn hiệu quả. Nó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở vị trí bị áp xe răng. Bạn áp dụng mẹo dân gian này theo hướng dẫn dưới đây:  

Cách thực hiện:

  • Dùng tăm bông thấm 1 – 2 giọt dầu đinh hương và chấm trực tiếp lên vùng nướu hoặc chân răng bị áp xe. 
  • Không cần súc miệng lại với nước, kiên trì thực hiện tong khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy các triệu chứng áp xe thuyên giảm.
  • Thời gian đầu khi dùng, bạn có thể pha loãng tinh dầu đinh hương để tránh gây bỏng rát. 
Tinh dầu đinh hương điều trị áp xe răng hiệu quả
Tinh dầu đinh hương điều trị áp xe răng hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp nói trên, bạn có thể súc miệng hàng ngày bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch giấm táo pha nước ấm để làm khắc phục tình trạng viêm nhiễm vùng áp xe. 

Các phương pháp điều trị áp xe răng tại nhà thường chỉ phát huy tác dụng tốt nhất với trường hợp bệnh mới khởi phát. Khi ấy ổ áp xe chưa bị nhiễm trùng và ảnh hưởng tới các vùng răng lân cận. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng, bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám và xác định mức độ viêm. Từ đó sẽ tư vấn phương pháp xử lý thích hợp.

Đến nha khoa chữa bệnh áp xe răng hàm 

Tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ và vị trí áp xe tổn thương răng của người bệnh mà nha sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng thông thường mục đích cuối cùng của việc chữa bệnh áp xe răng là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng số 7 và tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Dùng thuốc kháng sinh giảm sưng đau

Một số trường hợp răng số 7 của người bệnh mới bị áp xe viêm nhiễm còn nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn vệ sinh răng miệng tại nhà để giảm sưng tấy. Thường các loại thuốc được kê đơn gồm có: 

  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng Erytromycin 250 mg, 
  • Thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg
  • Người bệnh kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối loãng để làm dịu các cơn đau.

Ngoài ra, nếu răng số 7 bị áp xe răng do viêm nướu răng hình thành, chưa gây ảnh hưởng nhiều bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó kê một số loại thuốc kháng sinh hỗ trợ giảm đau để người bệnh uống tại nhà.

Điều trị áp xe và phục hình răng số 7

Giải pháp chữa trị này được áp dụng khi bác sĩ xác định răng số 7 của bạn chưa bị hư hại, có thể bảo tồn được. Đầu tiên bác sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị tổn thương khỏi răng, rạch mở ống tủy để loại bỏ tủy chết. Sau đó chèn chất có tên là gutta-percha vào ống tủy để thay thế phần tủy đã được làm sạch.

Sau đó tiến hàng điều trị khu vực răng số 7 bị áp xe, bác sĩ sẽ rạch mở phần niêm mạc bị áp xe và hút bỏ phần vi khuẩn có trong túi mủ. Sau khi hoàn thiện sạch sẽ, bác sĩ sẽ đóng kín vế thương để ngăn ngừa vi khuẩn không xâm nhập trở lại của vi khuẩn.

Bọc răng sứ giúp bảo tồn răng hàm
Bọc răng sứ giúp bảo tồn răng hàm

Cuối cùng để hoàn tất điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ hư tổn thực tế để đưa ra chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ bảo tồn răng số 7. 

Nhổ bỏ răng số 7

Trong trường hợp tình trạng áp xe răng đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng nặng, không có khả năng bảo tồn được bắt buộc bác sĩ phải chỉ định nhổ răng. Việc này giúp làm sạch ổ mủ vi khuẩn trong ổ răng, giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa lây lan sang các răng bên cạnh.

Biện pháp phòng tránh bệnh áp xe răng ở trẻ em

Bệnh áp xe ở răng hàm số 7 hoàn toàn có thể phòng tránh và ngăn ngừa một cách dễ dàng với việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây của bác sĩ chuyên khoa để luôn giữ dược hàm răng trắng sáng, chắc khỏe.

  • Chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn để làm sạch mảng bám trên răng. Lưu ý bạn nên dùng loại bàn chải đầu lông mềm và chải răng đúng kỹ thuật để tránh gây tổn thương nướu răng và men răng. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn còn mắc ở kẽ răng, hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
  • Nên đánh răng với loại kem có chứa fluoride giúp răng khỏe mạnh. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng.
  • Với các trường hợp răng số 7 bị sâu, sứt mẻ, viêm nha chu,… hãy tới gặp bác sĩ nha khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa lượng đường cao như: bánh kẹo ngọt, nước có ga, chocolate,… Bởi những thực phẩm này rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng nếu răng không được vệ sinh sạch sẽ. 
  • Tới nha khoa định kỳ 3- 6 tháng/lần để được bác sĩ thăm khám và phát hiện sớm nhất các bệnh lý răng miệng nếu có. 

Áp xe răng sô 7 là biến chứng khá nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng cần thận trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Lựa chọn một địa chỉ nha khoa chất lượng để thăm khám răng miệng cũng là một cách để hạn chế các bệnh lý răng miệng tốt hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về áp xe răng số 7. Mọi thắc mắc cần giải pháp về cách điều trị và chi phí điều trị áp xe răng, bạn có thể bình luận dưới bài viết để được giải đáp nhanh chóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309